Cách chăm sóc chó poodle - khỏe mạnh | khôn lanh
- 1. Cách chăm sóc chó poodle mẹ mới sinh
- 1.1. Chế độ dinh dưỡng
- 1.2. Theo dõi và hỗ trợ cho chó mẹ
- 1.3. Vệ sinh và môi trường xung quanh
- 2. Cách chăm sóc chó poodle mới đẻ
- 2.1. Chăm sóc khi chó Poodle con bú mẹ
- 2.2. Vệ sinh ổ nằm và nhiệt độ xung quanh
- 2.3. Sử lý tình huống khi chó mẹ thiếu sữa và các tình huống bất thường.
- 3. Cách chăm sóc chó poodle 2 tháng tuổi
- 3.1. Chế độ dinh dưỡng
- 3.2. Chế độ chích ngừa và sổ giun
- 4. Cách chăm sóc chó poodle 3 tháng tuổi
- 4.1 Chế độ dinh dưỡng cho Poodle 3 tháng tuổi
- 4.2 Chích ngừa và sổ giun
- 4.3 Huấn luyện hành vi
- 4.4 Chăm sóc lông và chọn lồng
- 5. Cách chăm sóc chó poodle 4 tháng trở lên
- 5.1. Chế độ dinh dưỡng
- 5.2 Khám sức khỏe và tẩy giun
- 5.3. Huấn luyện hành vi+ chăm sóc lông
- 6. Một số lưu ý khi chăm sóc chó poodle
- 6.1. Dinh dưỡng
- 6.2. Huấn luyện và đào tạo
- 6.3 Tâm trạng của Poodle
- 6.4 Chơi đùa với Poodle
Một trải nghiệm cao quý là bạn cùng chú chó Poodle của mình vượt cạn và đồng hành cùng những chú chó con từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Petkung chia sẻ tới bạn chi tiết về cách chăm sóc chó Poodle giúp những chú chó của bạn khỏe mạnh, khôn lanh, đáng yêu. Để thời gian bên thú cưng của bạn là sự yêu thương luôn đong đầy và trọn vẹn.
1. Cách chăm sóc chó poodle mẹ mới sinh
1.1. Chế độ dinh dưỡng
Do chó mẹ cần được nạp đầy đủ dinh dưỡng để có sữa nuôi con vậy bạn nên để sẵn thức ăn và nước uống ngay gần ổ chó Pookle mới sinh đẻ để chúng có thể ăn ngay mà không cần phải di chuyển xa. Điêu này rất có lợi bởi sẽ đảm bảo chó mẹ không rời con, chó con luôn được bú sữa đầy đủ.
Poodle là giống chó rất dễ tụt canxi vì vậy bạn cần lưu ý hỏi bác sĩ thú y về việc bổ xung canxi cho chó mẹ. Lời khuyên của Petkung là bạn có thể dùng thức ăn của chó con có chất lượng cao để dành cho chó mẹ ăn bởi trong thành phần thức ăn cho chó con có chứa hàm lượng canxi và protein rất cao sẽ giúp chó mẹ có đầy đủ sữa. Nếu có thể bạn hãy loai thức ăn như vậy trong khoảng 2-3 tháng. Hãy cứ để chó Poodle mẹ ăn theo ý muốn bởi chúng sẽ cần rất nhiều dưỡng chất để nuôi chó con.
Bổ xung thêm sữa uống cũng là lựa chọn bạn nên tham khảo thêm.
1.2. Theo dõi và hỗ trợ cho chó mẹ
Thời gian này có thể sẽ rất bối rối với những chú chó Poodle làm mẹ lần đầu, bạn cần để mắt liên tục tới chúng để xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra như chó mẹ nằm đè lên chó con, chó con không tìm thấy bầu ngực để bú sữa…..trường hợp chó mẹ không muốn đi vệ sinh vì bận giữ ấm thân nhiệt cho chó con bạn hãy tôn trọng, không ép chúng.
1.3. Vệ sinh và môi trường xung quanh
Giai đoạn mới đẻ bạn cần hết sức lưu ý đến vệ sinh cho chó Poodle mẹ. Phần đầu vú cho chó con bú cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày băng khăn sạch và nước đun sôi để ấm pha một chút muối. Phần lông quanh khoang bụng của chó mẹ cũng cần được cạo tỉa để đảm bảo sạch sẽ gọn gàng không làm ảnh hưởng tới chó con
Môi trường xung quanh chỗ chó nằm cũng cần phải lưu ý. Cần phải đảm bảo đầy đủ điều kiện ánh sáng, thoáng khí nhưng không bị gió trực tiếp. Theo quan niệm của đội ngũ Petkung nếu để ổ nằm ở những nơi quá tối, quá kín sẽ vô tình ngăn chó con được hít thở không khí tự nhiên và ánh nắng mặt trời buổi sáng( rất tốt cho hệ xương phát triển)
Nếu chó mẹ có điều gì bất thường bạn cần liên hệ ngay bác sĩ thú y để kịp thời xử lý.
2. Cách chăm sóc chó poodle mới đẻ
2.1. Chăm sóc khi chó Poodle con bú mẹ
Lúc chó con Poodle con mới được sinh, chúng hoàn toàn cần tới sự trợ giúp của chó mẹ để nhanh chóng nhận được những tia sữa đầu tiên. Hãy ở bên cạnh để hỗ trợ chó mẹ bởi với những chó mẹ lần đầu sinh nở thì kinh nghiệm chắc chắn còn thiếu sót. Bạn có thể giúp chó mẹ hút dịch trong mũi chó Poodle con, loại bỏ lớp màng bao bọc chó con khi mới ra ngoài và đặt miệng chúng ngậm vào vùng vú của chó mẹ để lấy sữa. Bạn cần đảm bảo cho chó Poodle được bú sữa 3-4 tiếng 1 lần.
Phần nhau thai( dây rốn) của chó con bạn nên chủ động đặt gần miệng để chó mẹ tự cắn đứt và ăn luôn. Như vậy vẫn đảm bảo duy trì bản năng nguyên thủy của chúng.
Nên đặt tên và làm dấu để bạn phân biệt và theo dõi tình trạng sức khỏe từng chú chó Poodle con được chính xác.
2.2. Vệ sinh ổ nằm và nhiệt độ xung quanh
Vệ sinh ổ nằm cho chó Poodle con mới sinh là viêc làm cực kỳ quan trọng để phòng tránh các mầm bệnh có thể lây lan do môi trường ẩm thấp hoặc gì đó.
Bạn cũng cần tạo môi trường có nhiệt độ sưởi ấm phù hợp do chó mới sinh đang quen môi trường trong tử cung. Nhiệt độ được khuyến cáo lúc đầu là 29-30*C, thời gian sau đó là 25- 26*C. Lưu ý biểu hiện trên da của chó Poodle mới sinh do chúng rất dễ bị khô da. Cần điều chỉnh góc chiếu đèn sưởi, lắp máy tạo độ ẩm hoặc môt chiếc khăn bông vắt kiệt nước trải dưới cơ thể chó con.
2.3. Sử lý tình huống khi chó mẹ thiếu sữa và các tình huống bất thường.
Bạn có thể dùng sữa ngoài để cung cấp cho chó con khi chó mẹ chưa đủ lượng sữa cần thiết. Trong trường hợp quá cấp bách bạn có thể theo cách làm sau để bổ sung thức ăn cho chó con, lưu ý cách này không thể áp dụng như một biện pháp thường xuyên:
1 cốc sữa tươi tiệt trùng
1 nhúm muối
2 lòng đỏ trứng tiệt trùng (không có lòng trắng).
- Cần đánh thật đều và hòa lẫn vào nhau hỗn hợp trên.
- Dùng ống xilanh để cho chó ăn từng giọt
- Cẩn thận tránh để chó Poodle sơ sinh bị sặc sữa.
3. Cách chăm sóc chó poodle 2 tháng tuổi
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Giai đoạn 2 tháng đầu tiên chó Poodle con chủ yếu cần nguồn dinh dưỡng chính từ sữa chó mẹ. Để cai sữa dần dần bạn cần một chế độ ăn đủ chất và phù hợp để không làm chó con bị còi cọc.
Thời gian mới bắt đầu là khoảng 1 tháng tuổi, bạn có thể cho chó ăn thức ăn dạng loãng, cứ sau 5 ngày đến 1 tuần thì tăng dần độ đậm đặc của đồ ăn.
Bạn nên cân đối thành phần bữa ăn theo tỷ lệ: 45% tinh bột, 25% Protein, 15% chất béo,15% chất sơ. Nên cho ăn từ 2-3 bữa một ngày, không để chó Poodle con ăn khối lượng quá nhiều trong một bữa sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn thấy cần thiết hãy tăng số lần cho ăn.
Chó con vẫn có thể bú thêm sữa từ chó mẹ. Trong trường hợp chó con còi cọc do chó mẹ không đủ sữa bạn có thể dùng đến các sản phẩm sữa hộp phù hợp có bán sẵn.
Luôn đảm bảo rằng chó Poodle con có thể dễ dang tìm thấy nước sạch để uống 24/7. Bạn nên thay nước uống liên tục và để gần chỗ của chúng.
3.2. Chế độ chích ngừa và sổ giun
Chích ngừa
Việc chích ngừa cho chó Poole là cực kỳ quan trọng do giai đoạn 6-8 tuần tuổi chó con mất dần những kháng thể tự nhiên từ chó mẹ để chống chọi với các nguy cơ nhiễm bệnh bên ngoài. Những mũi vắc-xin đầu tiên khi chó con được 8 tuần tuổi có thể giúp chúng khỏe mạnh chống trọi với các loại bệnh gây tử vong cao dễ mắc như bệnh Pravo virus, bệnh Care….
Sổ giun
Khi chó con được 2-3 tuần tuổi bạn nên trao đổi với bác sĩ thú ý về việc sổ giun. Không nên tự ý mua thuốc về tẩy giun tại nhà bởi những nguy hiểm có thể xảy ra với cơ thể nhỏ bé của Poodle con. Cần có sổ ghi lại lịch tẩy giun để bạn chủ động theo dõi sức khỏe cho cún.
Chăm sóc lông
Poodle 2 tháng tuổi sẽ khoác trên cơ thể lớp áo khoác là lông tơ( hay lông máu). Lớp lông này thời gian đầu rất mềm mịn, ngắn và chưa phức tạp như khi trưởng thành. Tuy nhiên bạn cũng có thể tắm và chải chuốt để chủ động kích thích lông trưởng thành mọc ra. Có thể tắm 2-3 tuần 1 lần.
4. Cách chăm sóc chó poodle 3 tháng tuổi
4.1 Chế độ dinh dưỡng cho Poodle 3 tháng tuổi
Chó Poodle con 3 tháng tuổi sẽ có khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng tương tự như chó 2 tháng tuổi. Chỉ khác là lúc này chúng có thể hoàn toàn lấy nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm mà không cần đến sữa chó mẹ. Lúc này bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm chất lượng cao và tìm hiểu kỹ các thành phần dinh dưỡng được công bố trên bao bì. Bạn cũng có thể tự làm Pate cho chó Poodle tại nhà để thay vào các bữa ăn cho chúng.
Vẫn cần cho ăn từ 2-3 bữa một ngày và tùy thể trạng từng chú chó con. Luôn cho chó Poodle con ăn khối lượng ít hơn so với nhu cầu trong một bữa và loại bỏ hoàn toàn đồ ăn còn thừa tại bát nếu có. Tuyệt đối không giữ lại đồ ăn, bảo quản, sử dụng vào bữa tiếp theo do chất lượng thức ăn sẽ không đảm bảo cho sức khỏe
4.2 Chích ngừa và sổ giun
Chích ngừa
3 tháng là thời gian bắt buộc để chích ngừa các mũi cần thiết. Sau thời gian này chó con sẽ được cung cấp một số kháng thể duy trì đến khi chúng được 1 tuổi. Tại Việt Nam chó Poodle chỉ phải tiêm phòng thêm 1 mũi 7 bệnh + vắc-xin phòng bệnh dại lúc được 1năm tuổi và sẽ tiêm lại sau cứ mồi chu kỳ 12 tháng.
Sổ giun
Xem xét lại ngày số giun khi chó được 2 tháng. Tránh tình trạng quên hoặc không số giun cho Poodle. Việc giun sán ký sinh trong ruột và hệ tiêu hóa sẽ hấp thu hết chất dinh dưỡng mà chó con nạp vào, một số tình huống nặng còn gây biến chứng nôn mửa, tiêu chảy nguy hiểm đến tính mạng.
4.3 Huấn luyện hành vi
Poodle là giống chó rất thông minh và đáng yêu ,3 tháng là thời gian vàng để các bạn đạo tạo cho con những thói quen như đi vệ sinh đúng chỗ, ăn trên tay, đứng yên để cắt tỉa lông…
Việc huấn luyện bạn hãy tạo không khí vui vẻ,hãy cho cún cảm nhận đây là thời gian chơi đùa, Đừng quát mắng,hay quá áp lực khi chúng chưa hành động đúng như mình mong muốn. Tất cả cần thời gian, điều quan trọng nhất là tình yêu thương+sự kiên trì.
4.4 Chăm sóc lông và chọn lồng
Lông của Poodle giai đoạn này đã dài hơn và định hình được kiểu dáng khi trưởng thành, Bạn nên thường xuyên chải chuốt, để chủ động loại bỏ lớp lông máu, cũng như tình trạng rối lông.
Chọn các loại dầu gội phù hợp để phòng sơ lông, kích ứng da
Sau khi tách bầy đàn và sống độc lập, chú chó của bạn cần một ngôi nhà xinh xắn để nằm ngủ. Chọn ngôi nhà cho chó Poodle 3 tháng tuổi cần lưu ý đến vật dụng cấu tạo. Những chất liệu có nguy cơ gây hại cho khung xương và bộ lông của chúng bạn nên lưu tâm. Một căn nhà êm ái như Pet-sô pha, thoáng sạch và ấm cúng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
5. Cách chăm sóc chó poodle 4 tháng trở lên
5.1. Chế độ dinh dưỡng
Bạn nên tiếp tục duy trì chế đố dinh dưỡng như những giai đoạn trước. Chỉ cần quan tâm một chút đến việc bổ xung canxi, các chất axit béo, omega 3… để giúp lông bóng mượt hơn, hệ xương vững chắc hơn, khỏe mạnh và khôn lanh hơn.
5.2 Khám sức khỏe và tẩy giun
Chó Poodle 4 tháng tuổi sẽ không phải chích ngừa thêm vác-xin trừ những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên việc sổ giun hay chăm sóc sức khỏe rất cần để ý đến. Cơ địa của chúng khác những giống chó khác, rất dễ mắc phải những căn bệnh vụn vặt, nhưng những căn bệnh đó có thể sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
*Nếu chẳng may, tôi nói là chẳng may thôi nha, chú chó đáng yêu và trung thành của bạn bỗng chốc đi xa, bạn có thể liên hệ dịch vụ hỏa tàng chó mèo tại Petkung*
5.3. Huấn luyện hành vi+ chăm sóc lông
So với lúc 3 tháng tuổi, Poodle 4 tháng tuổi dã thành thục hơn những hành vi được dạy dỗ, tinh khôn hơn. Bạn hãy tiếp tục duy trì những thói quen đó. Luôn luôn tạo không khí thư giãn cho cả hai để luôn tạo sự hào hứng với thú cưng
Vuốt ve bộ lông kèm nhưng lời nói âu yếm sẽ là những phần thưởng tuyệt vời với chúng. Tuyệt đối không dùng các loại dầu gội của người để dùng cho chó của bạn
6. Một số lưu ý khi chăm sóc chó poodle
6.1. Dinh dưỡng
Chó Poodle rất nhạy cảm, trong khẩu phần ăn cung cấp không đủ chất là chúng có thể mắc bệnh liền. Chứng tụt canxi, thiếu canxi là những căn bệnh phổ biến. Bạn hãy tham khảo cách cho ăn từ những người có chuyên môn và lựa chọn những loại thực phẩm có chất lượng đảm bảo từ những thương hiệu uy tín.
6.2. Huấn luyện và đào tạo
Chúng rất thông minh và đáng yêu phải không? Chắc chắn vậy rồi, những gì bạn dạy chó Poodle học rất nhanh và thực hiện thành thục. Kinh nghiệm của chúng tôi về cách dạy chó Poodle là bạn hãy nhanh chóng thưởng ngay khi chúng thực hiện đúng yêu cầu của bạn. Thời gian để thưởng là từ 1-3 giây khi vừa kết thúc hành động. Nếu quá 3 giây bạn nên thưởng vào hành động tiếp theo
Tại sao lại là 3 giây? Bởi vì 3 giây chính là khoảng thời gian vàng mà chó Poodle có thể nhớ và hiểu được hành động bản thân vừa làm. Thưởng trong khoảng thời gian này chúng sẽ hiểu là cứ làm hành động như vừa rồi là sẽ được thưởng. Lâu dần sẽ hình thành phản xạ và thói quen của chúng.
6.3 Tâm trạng của Poodle
Chó Poodle rất dễ mắc bệnh tụt đường huyết trong máu gây biến trứng nguy hiểm. Nguyên nhân là do chúng bị trầm cảm hoặc lo lắng quá khi thay đổi môi trường mới hoặc gia đình mới, Cũng có một nguyên nhân khác là do chúng chơi đùa, vận động quá nhiều. Cách sử lý là bạn lấy 1 bát nước nhỏ rồi pha 1/2 thìa cafe mật ong đem cho chó uống
6.4 Chơi đùa với Poodle
Cẩn thận khi chơi đùa hoặc hoạt động mạnh với chúng bởi hệ xương khớp mỏng manh của Poodle. Nếu nhà bạn có trẻ em thì cần giám sát thật kỹ nhưng tình huống trẻ nhỏ bế Poodle lên để cưng nựng, nhất là chó con 2-3 tháng tuổi. Hãy đảm bảo không có tình huống làm rơi, ngã chó sảy ra
Petkung chúc các bạn sẽ biết cách chăm sóc chú chó Poodle của mình khỏe mạnh nhất, chúng là giống chó rất tinh khôn và lanh lẹ nên chắc chắn sẽ là những người bạn lông xù tuyệt vời.