Bệnh dại ở mèo - dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả
Gần như nói đến bệnh dại là mọi người nghĩ ngay đến căn bệnh xuất hiện trên chó nhưng thực tế là chú mèo của bạn cũng thuộc nhóm động vật chịu ảnh hưởng và có nguy cơ mắc bênh rất cao nếu không được tiêm vac-xin phòng bệnh đầy đủ. Bạn cùng Petkung tìm hiểu về các dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh dại trên mèo trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh dại là gì?
Bệnh dại ở mèo là một loại bệnh do virus dại gây nên và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của vật nuôi. Mèo của bạn nhiễm bệnh khi bị cắn bởi một động vật có vú mang bệnh khác. Virus bắt đầu xâm nhập từ vị trí vết cắn và di chuyển khắp cơ thể dọc theo dây thần kinh cho đến khi đến não. Khi bệnh dại lên não, con vật bị nhiễm bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và thường sẽ thiệt mạng trong vòng 7 ngày.
2. Nguyên nhân bệnh dại ở mèo
Nguyên nhân chính gây nên bệnh dại ở mèo chính là do virus dại lây lan qua vết vết cắn của động vật mang bệnh trong người. Nơi khu trú của virus thường là trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh.
Cũng có tình huống nhiễm bệnh xảy ra khi một cá thể mèo mang mầm bệnh từ lâu và tiếp xúc với mèo khỏe mạnh. Một vài hành động như liếm vết thương, liếm mặt giữa 2 chú mèo trên cũng có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm virus tuy rằng đây là tình huống ít khi xảy ra.
3. Thời gian ủ bệnh dại ở mèo
Tốc độ phát triển các dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào:
- Nơi lây nhiễm. Vết cắn càng gần não và tủy sống, virus dại càng lan nhanh đến mô thần kinh và gây ra các triệu chứng.
- Mức độ nghiêm trọng của vết cắn như độ sâu hay độ rộng của vết thương
- Lượng vi rút do vết cắn tiêm vào. Không phải lúc nào vi rút dại cũng có trong nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh.
Virus bệnh dại có thể tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần thậm chí cả năm trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu virus bệnh dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.
4. Các biểu hiện mèo bị dại
Các biểu hiện của bệnh dại ở trên mèo thường được chia là 3 giai đoạn với các triệu chứng bệnh lý khác nhau
Giai đoạn 1: Giai đoạn chớm bệnh mèo sẽ xuất hiện những sự thay đổi trong tính cách thường ngày của chúng như: những chú mèo nhút nhát sẽ trở nên hung dữ lạ thường, và những chú mèo hung dữ thì tự nhiên thu mình lại, thích yên tĩnh một mình.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất ở mèo. Trong giai đoạn này, mèo bị dại có thể trở nên lo lắng và hung dữ bất thường. Chúng cũng có thể kêu gào một cách quá mức, xuất hiện co giật và bỏ ăn. Thời điểm này virus xâm lấn và tấn công hệ thần kinh làm tê liệt các nhóm cơ hàm, dẫn đến dấu hiệu đặc trưng là chảy nhiều nước dãi hoặc sùi bọt mép.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn liệt, khi đó mèo bị dại sẽ hôn mê, không thở được và tử vong. Giai đoạn này thường xảy ra khoảng bảy ngày sau khi các dấu hiệu giai đoạn 2 bắt đầu, và thiệt mạng thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 10.
5. Phương pháp điều trị cách ly mèo bị dại
Thực tế là hiện này chưa có phương pháp nào để điều trị căn bênh dại trên mèo. Nếu nghi ngờ mèo cuả bạn xuất hiện những dấu hiệu của bệnh dại lập tức cách ly chúng khỏi những thành viên khác trong vòng ít nhất là 10 ngày. Bởi 10 ngày là thời gian để bệnh phát tác và người chủ cần chủ động kiểm soát tình hình.
6. Cách phòng ngừa bệnh dại ở mèo
- Tiêm phòng vacxin dại là biện pháp hiệu quả nhất tính tới thời điểm hiện tại. Về bản chất Vac-xin chính là một lượng virus nhỏ đã được làm yếu. Khi đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên, nhận biết đó là nguy cơ và sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus đó. Như vậy chú mèo của bạn sẽ có sức đề kháng tốt hơn khi có mầm bệnh lây nhiễm.
- Việc cũng quan trọng không kém chính là kiểm soát khu vực di chuyển của mèo để trách tình trạng nhiễm bệnh từ những vật chủ khác. Nhất là giai đoạn mèo đến thời kỳ tìm bạn tình,những hành vi tiếp xúc giữa những cá thể mèo vô tình lại là nguyên nhiễm bệnh sang mèo khỏe mạnh.
Tóm lại bệnh dại ở mèo là một bản án tử vong không thể tránh khỏi nếu không may mèo bị nhiễm bệnh. Cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh bằng các biện pháp như đã nêu ở trên. Petkung chúc bạn có đủ những kiến thức cần thiết để chăm sóc tốt nhất cho mèo cưng của mình.