Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Chó sắp đẻ - biểu hiện và hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó

Không có gì tuyệt vời hơn khi chào đón thành viên mới trong gia đình của bạn, điều đặc biệt hơn nữa đó chính là những những thành viên bốn chân đáng yêu. Bạn đang có rất nhiều lo lắng cũng như thắc mắc về việc chú chó của mình sắp đẻ?

Mục lục

Bài viết dưới đây của Petkung sẽ giúp bạn.

1. Những biểu hiện chó sắp sinh

1.1. Chó mang thai trong bao lâu

Bạn cần biết được thời gian mang thai của chó để có những kế hoạch cụ thể chào đón những chú chó con. Thông thường giai đoạn mang thai của chó là từ 60-63 ngày tính từ thời điểm trứng được thụ tinh, tức là khoảng 2 tháng.

Trong tháng đầu tiên bạn sẽ không thấy những thay đổi nhiều bên ngoài của chó. Chỉ khi siêu âm vào cuối tháng bạn mới thấy được sự xuất hiện nhịp tim của những chú chó con. Sự phát triển nhanh chóng sẽ diễn ra vào tháng thư 2 khi bạn thấy  bụng chó mẹ to ra nhiều hơn, bầu ngực xưng do bắt đầu có sữa…

 1.2. Những biểu hiện chứng tỏ chó sắp sinh

  • Dạo ổ

Mọi sinh hoạt của chú chó vẫn diễn ra bình thường đến khi bạn thấy những biểu hiện bản năng của chúng.

Trong vòng 1 ngày trước khi sinh, chó mẹ sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít, một số còn nôn sau khi ăn do bào thai co thắt. Thường thì chúng sẽ nằm một chỗ, đi vệ sinh nhiều lần hơn nhưng đi xón,phần ngực sưng và có sữa trắng tiết ra.

Trong khoảng 3-10 tiếng chuẩn bị sinh: nếu được theo dõi thường xuyên bạn sẽ thấy nhiệt độ phần trực tràng của chó mẹ sẽ thay đổi từ 38*C – 39*C xuống dưới 37*C.

Một số chú chó sẽ bồn chồn lo lắng, đi lòng vòng tìm các góc để cào bới làm ổ đẻ. Một số luôn có cảm giác bồn chồn bất an luôn tìm cách quấn quýt bên bạn để tìm sự an toàn. Một số chú chó chỉ nằm một chỗ tại các nơi có ít ánh sáng và yên tĩnh.

  • Chuyển dạ + đau đẻ

Đây là giai đoạn xuất hiện những khó chịu trong cơ thể chó mẹ. Sự co bóp của tử cung khiên chó mẹ đau đơn, gầm gừ, rít thành tiếng. Chó mẹ cong lưng lên theo từng nhịp co bóp, hơi thở gấp gáp, nhịp tim đập nhanh. Tần suất co thắt càng liên tục chứng tỏ càng gần đến lúc cho con được hạ sinh

  • Sinh đẻ

Chó mẹ kêu rít liên tục,phần cửa mình sẽ từ từ xuất hiện từng màng ối như một quả bóng nhỏ từ từ trồi ra. Bọc ối dần dần phình to và căng cứng, từng bộ phận rồi cả cơ thể chó con xuất hiện bên trong lớp màng bọc mỏng. Theo bản năng tự nhiện chó mẹ sẽ cắn lớp bọc ối và phần nhau thai sau đó liếm sạch cơ thể chó con

2. Cần chuẩn bị gì khi chó sắp đẻ?

Khi chú chó của bạn chuyển dạ lần đầu, điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ khoảng cách trong khi lặng lẽ quan sát chúng. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng chó thường không cần nhiều sự trợ giúp khi sinh nở. Trên thực tế, có thể khá thú vị khi xem bản năng làm mẹ của một con chó  khi chúng vỗ về và cho con bú. Nếu có thể bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y hoặ những người có chuyên môn nhé.

Những gì bạn cần chuẩn bị cho chó sắp đẻ cần

Cần chuẩn bị gì khi chó sắp đẻ

  • Buồng sinh nở

Bạn cần chuẩn bị một nơi sạch sẽ, kín gió, đủ rộng để chó mẹ trở mình không đè vào chó con. Bạn có thể dựng bằng gỗ lót khăn mềm,hoặc hôp Carton đủ lớn và an toàn cho cả chó mẹ và chó con

  • Đèn sưởi ấm

Chi tiết này rất quan trọng nhất là nếu bạn sinh sồng tại những vùng khí hâu lạnh. Viêc tạo không gian ấm áp giúp chó con nhanh thích nghi hơn với môi trường bên ngoài và không lo bị sốc nhiệt dẫn đến ốm yếu,tử vong.

 Bạn nên dùng loại đèn sưởi hồng ngoại, công suất từ 40-100w, loại đèn có tia hồng ngoại vừa có tác dụng sưởi ấm đồng thời cũng giúp diệt vi khuẩn rất tốt.

  • Giấy lót ổ

Việc hạ sinh của chó mẹ sẽ khiến nơi đó  vương vãi nhiều chất dịch từ tử cung,mẹo nhỏ là bạn có thể dùng giấy báo hoặc giấy thô mềm để lót vệ sinh rất tiện và nhanh chóng. Nếu có điều kiện về tài chính bạn có thể thay bằng tã thú y cũng rất tốt.

  • Khăn sach, khô để lau cho chó con

Trong nhiều trường hợp chó mẹ còn lúng túng do lần đầu sinh nở, kỹ năng chăm sóc chó con chưa có. Bạn nên hỗ trợ chó mẹ bằng cách đặt gần miệng cho chó mẹ tự liếm hoặc bạn dùng khăn bông chủ động lau khô cho chó con.

  • Dụng cụ đánh dấu tên của cho con

Để dễ dàng phân biệt tên tuổi từng thành viên bốn chân bạn cần một vài thứ để đánh dấu như vòng cổ, vòng tay….

  • Sữa non chó sơ sinh

Dự phòng sữa non cho chó con giúp bạn chủ động trong tình huống chó mẹ chưa kịp có sữa, giúp chó con có luôn nguồn dinh dưỡng lúc đó. Trường hợp không dùng đến bạn có thể pha sữa đó cho chó mẹ uống bồi bổ cũng rất tốt.

3. Hướng dẫn kinh nghiệm đỡ đẻ cho chó

Một lưu ý Petkung khuyến cáo các bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y trong tình huống này khi bạn chưa có chút kinh nghiệm nào về đỡ đẻ cho chó. Sẽ có những trường hợp chó mẹ khó sinh, chó con ngạt nước ối…vậy nên rất cần người có kinh nghiêm sử lý nêu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của chó mẹ và chó con.

Hướng dẫn kinh nghiệm đỡ đẻ cho chó

Tham khảo các bước đỡ đẻ sau đây:

+ Khi bắt đầu thấy cửa mình chó mẹ mở, bọc ối có chứa chó con thò ra, bạn cần lấy tay đỡ nhẹ bắt đầu đẻ, tay kia vuốt bụng cho chó theo chiều từ trên xuống.

+ Nếu như thấy cún rặn quá khó khăn, bạn cũng có thể dùng tay để kéo nhẹ bọc ối cho đến khi chó con được lấy ra, nhanh chóng dùng khăn bông lau sạch phần mặt để cún không bị ngạt thở.

+ Đưa chó con cho chó mẹ cắn dây rốn và liếm quanh người

+ Bạn dùng ngón tay út(đã được rửa sạch bằng cồn) khều nhẹ vào miện chó con để kích thích cơ miệng ngậm, sau đó chuyển qua bầu ngực chó mẹ để chúng tự bú sữa.

+ Hỗ trợ những chú chó con ra tiếp theo lần lượt như vậy.

+ Vệ sinh sạch sẽ lại phần cửa mình rồi cho chó mẹ uống thêm sữa ấm,hoặc cháo loãng thêm chút muối.

+ Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ổ nằm rồi đặt tất cả chó con được bú sữa mẹ

4. Cách chăm sóc chó sau sinh

     4.1. Chăm sóc chó mẹ sau sinh

  • Đảm bảo về dinh dưỡng

Do chó mẹ cần được nạp đầy đủ dinh dưỡng để có sữa nuôi con vậy bạn nên để sẵn thức ăn và nước uống ngay gần ổ chó mẹ khi mới sinh đẻ để chúng có thể ăn ngay mà không cần phải di chuyển xa. Điêu này rất có lợi bởi sẽ đảm bảo chó mẹ không rời con, chó con luôn được bú sữa đầy đủ.

Bạn có thể dùng thức ăn của chó con có chất lượng cao để dành cho chó mẹ ăn bởi trong thành phần thức ăn cho chó con có chứa hàm lượng canxi và protein rất cao sẽ giúp chó mẹ có đầy đủ sữa. Nếu có thể bạn hãy loai thức ăn như vậy trong khoảng 2-3 tháng.

Bổ xung thêm sữa uống cũng là lựa chọn bạn nên tham khảo thêm.

  • Theo dõi liên tục

Thời gian này có thể sẽ rất bối rối với những chú chó làm mẹ lần đầu, bạn cần để mắt liên tục tới chúng để xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra như chó mẹ nằm đè lên chó con, chó con không tìm thấy bầu ngực để bú sữa...trường hợp chó mẹ không muốn đi vệ sinh vì bận giữ ấm thân nhiệt cho chó con bạn hãy tôn trọng, không ép chúng.

  • Đảm bảo vấn đề vệ sinh

Giai đoạn mới đẻ bạn cần hết sức lưu ý đến vệ sinh cho chó mẹ. Phần đầu vú cho chó con bú cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày băng khăn sạch và nước đun sôi để ấm pha một chút muối.

Môi trường xung quanh chỗ chó nằm cũng cần phải lưu ý. Cần phải đảm bảo đầy đủ điều kiện ánh sáng, thoáng khí nhưng không bị gió trực tiếp. 

Nếu chó mẹ có điều gì bất thường bạn cần liên hệ ngay bác sĩ thú y để kịp thời xử lý.

4.2. Chăm sóc chó con mới đẻ

  • Đảm bảo lượng sữa được cung cấp đủ

Chăm sóc chó con mới đẻ

Hai tuần đầu tiên là giai đoạn rất quan trọng để tạo nên nền tảng sức khỏe cho chó con. Do chúng chưa mở mắt nên việc bú sữa mẹ chỉ theo cảm giác. Bạn cần bên cạnh quan sát và sắp xếp sao cho tất cả chúng được bú đầy đủ sữa mẹ.

Trường hợp chó mẹ thiếu sữa bạn có thể dùng thêm các loại sữa đóng hộp chuyên cho chó sơ sinh. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng sữa của người để cho chó dùng bởi có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

  • Giữ chó con gần chó mẹ

Do đang quen với nhiệt độ trong bụng mẹ nên bạn cần đặt chó con để chó mẹ sưởi ấm cho chúng bằng cơ thể của mình, chó con cũng dễ dàng tìm thấy bầu sữa để bú hơn.

Nên tạo hoàn cảnh để kích thích chó mẹ hình thành hành vi chăm sóc chó con.

  • Quan sát các dấu hiệu bất thường

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác thường bạn cần lập tức liên hệ ngay với bác sĩ thú y tin cậy để được giúp đỡ bởi dù chỉ là yếu tố nhỏ nhất nhưng với cơ thể mong manh của chó con cũng đều gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng.

Một lưu ý nhỏ nhưng cũng rất quan trọng là bạn cần bảo đảm phần dây rốn của chó con được cắt sạch và sát trùng cẩn thận. Nên kiểm tra thường xuyên để chắc rằng những chú chó con lành lặn và khỏe mạnh nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.