Bệnh fip ở mèo - cách nhận biết phòng tránh hiệu quả
1. Bệnh Viêm Phúc Mạc ở mèo (FIP) là gì?
Viêm phúc mạc ở mèo(FIP) là căn bệnh truyền nhiễm do một loại virus được gọi là coronavirus ở mèo gây nên. Khác hoàn toàn với thể Coronavirus gây viêm phổi cấp(COVID-19 ) ở người, Coronavirus ở mèo là một nhóm virus phổ biến thường gây viêm nhiễm đường tiêu hóa(tiêu chảy), nhiều trường hợp dẫn đến thiệt mạng.
2. Triệu chứng nổi bật của bệnh FIP mèo
Bệnh FIP ở mèo thường tồn tại ở 2 dạng: Dạng tụ dịch và dạng không tụ dịch.Triệu chứng thường thấy ở 2 dạng này bao gồm sốt, biếng ăn, hôn mê, sụt cân
-
Ở dạng FIP tụ dịch
Cơ thể mèo sẽ tự tích tụ chất lỏng trong khoang bụng, khoang ngực. Mèo có dịch trong ngực sẽ có triệu trứng khó thở, khò khè. Mèo có dịch trong bụng có biểu hiện bụng chướng, cơ thể gầy yếu,xanh xao. Chất lỏng tụ dịch thường có hàm lượng protein rất cao và thường có màu vàng.
-
Dạng FIP không tụ dịch
Thì các tế bào viêm hoặc u hạt tích tụ nhỏ hình thành ở các cơ quan khác nhau và các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng. Nếu ở thận bị ảnh hưởng thì thấy khát nước và tiểu nhiều, nôn mửa, sụt cân. Nếu ở gan, vàng da vàng mắt...
Dạng FIP không tụ dịch chủ yếu gây ra các tổn thương viêm mãn tính (lâu dài) phát triển xung quanh các mạch máu ở nhiều cơ quan và vị trí khác nhau trong cơ thể. Loại thay đổi hiện tại thường được gọi là viêm 'pyogranulomatous'.
Thường thì giai đoạn đầu những biểu hiện khi nhiễm bệnh sẽ không rõ rệt, chỉ khi bệnh trở nên nặng hoặc làm các xét nghiệm cần thiết mới khẳng định rõ ràng được. Khi các biểu hiện lâm sàng xuất hiện thì bệnh tiến triển rất nhanh, dễ dàng lấy đi mạng sống của những chú mèo có sức đề kháng yếu ớt. Trong số đó 80% ca nhiễm bệnh là mèo con và mèo dưới 2 tuổi.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh FIP ở mèo
Nguyên nhân chính gây ra bệnh FIP là do Virus coronavirus ở mèo (FoCV) gây nên. Khi mèo nhiễm bệnh virus lây lan khắp cơ thể và có thể gây ra một loạt các dấu hiệu khác nhau (bao gồm viêm phúc mạc với sự tích tụ chất lỏng trong bụng,trong ngực và bộ phận khác)
Virus gây bệnh FIP chủ yếu lây nhiễm qua đường ruột, nơi virus trú ngụ nhân lên. FCoV được thải ra trong phân và có thể tồn tại trong môi trường đó vào một khoảng thời gian ngắn (vài ngày hoặc vài tuần). Khi những con mèo khỏe mạnh ngửi hoặc liếm phải chất thải bệnh phẩm. Lây nhiễm diễn ra từ đó.
Một vài trường hợp hợp virus lây lan qua dịch khoang miệng khi mèo chơi đùa cùng mèo bệnh
4. Bệnh FIP ở mèo có lây sang người không?
Mặc dù cùng là chủng corona virus tuy nhiên chưa có trường hợp nào được công bố là lây nhiễm từ mèo sang người. Và theo các nghiên cứu thú y trên thế giới thi bệnh FIP gần như không thể lây nhiễm sang người. Bằng chứng bệnh FIP xuất hiện rất nhiều năm trước nhưng chưa có ca nhiễm nào lây lan sang người.
5. Phương pháp điều trị mèo bị FIP?
Đáng buồn là bệnh FIP ở mèo chưa có thuốc điều trị. FIP vẫn là một căn bệnh khó điều trị và trong nhiều trường hợp không thể chữa khỏi và gây thiệt mạng. Các biện pháp điều trị sẽ linh hoạt từng giai đoạn của bệnh và mục đich tăng khả năng cơ thể tự chiến đấu với bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, chăm sóc hỗ trợ (liệu pháp truyền dịch, thuốc chống viêm) chỉ làm giảm các dấu hiệu trong một thời gian ngắn. Các loại thuốc như Interferon và chất kích thích miễn dịch polyprenyl đã được thử nghiệm nhưng chưa có tiến bộ nào nổi trội.
Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và cứu chữa kịp thời có thể gây ra tử vong ở mèo. Nếu chẳng may căn bệnh đã đến giai đoạn cuối và điều không lành xảy đến. Hãy để Petkung thay bạn đưa bé về nơi an nghỉ cuối cùng với dịch vụ mai táng chó mèo tận tâm – trọn tình – vẹn nghĩa
6. Cách phòng tránh bệnh FIP cho mèo?
Chích ngừa
Tiêm phòng vacxin là biện pháp hiệu quả và bảo vệ chú mèo của bạn tốt nhất khỏi FIP. Thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa FIP là khi mèo của bạn được 16 tuần tuổi, nếu để muộn hơn có thể tác dụng của thuốc sẽ không được như đề xuất. Các mũi tiếp theo nên theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y có chuyên môn.
Dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mèo có sức đề kháng khỏe mạnh. Bạn nên tham khảo công thức dinh dưỡng từ những người có kinh nghiệm để hỗ trợ mèo của mình phát triển toàn diện tốt nhất.
Cách ly mèo bệnh
Khi đã phát hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn lập tức cách ly mèo bị bệnh đưa tới bác sĩ. Phun khử trùng xung quanh khu vực mèo đã hoạt động nhằm bảo vệ những cá thể khác và thành viên trong gia đình.
Quản lý môi trường nuôi mèo
- Tránh nuôi nhiều mèo và có nhiều lứa mèo con cùng một lúc
- Giữ mèo thành các nhóm nhỏ biệt lập (lý tưởng là không quá bốn con mèo trong mỗi nhóm - điều này làm giảm nguy cơ lây nhiễm FCoV)
- Có ít nhất một hộp vệ sinh cho mỗi hai con mèo, đặt ở những khu vực dễ làm sạch và khử trùng thường xuyên.
- Để hộp rác cách xa bát đựng thức ăn và nước uống, đồng thời làm sạch / khử trùng chúng thường xuyên (ít nhất hàng ngày)
- Tránh căng thẳng và duy trì vệ sinh tốt và chăm sóc sức khỏe phòng ngừa cho tất cả mèo
Phòng lây nhiễm từ mèo mẹ sang mèo con
Nếu bạn muốn nhân giống cho mèo của mình thì nên cân nhắc thật kỹ về lịch sử sức khỏe cũng như độ tuổi mèo được phối. Mèo trên 2 tuổi sẽ có ít nguy cơ mắc FIP. Như vậy khả năng mèo mẹ lây nhiễm qua thai nhi sẽ được hạn chế.
Một lưu ý nhỏ là mèo con sẽ nhận được kháng thể trong sữa mẹ đến khi chúng được 5-6 tuần tuổi. Đến giai đoạn này bạn cần hết sức lưu ý chăm sóc để bảo vệ mèo con được tốt nhất
Tất cả thông tin trên PetKung hy vọng giúp bạn trả lời được những thắc mắc của mình về bệnh FIP ở mèo.Hãy bảo vệ mèo yêu của mình luôn được an toàn bạn nhé!