Cách tẩy giun cho mèo - lịch tẩy giun cho mèo hợp lý
- 1. Vì sao cần sổ giun cho mèo
- 2. Dấu hiệu nhận biết mèo đã bị giun sán
- 3. Hướng dẫn tẩy giun cho mèo đúng cách
- Bước 1: Khám thú y
- Bước 2: Sử dụng thuốc theo đơn
- Bước 3: Cho mèo uống thuốc
- Bước 4: Tái khám
- 4. Đề phòng phản ứng phụ sau khi tẩy giun cho mèo
- 5. Hướng giải quyết khi cho mèo uống thuốc tẩy giun quá liều
- 6. Tẩy giun cho mèo bao lâu 1 lần?
- 7. Chi phí tẩy giun cho mèo là bao nhiêu?
- 8. Dùng thuốc tẩy giun của người cho mèo được không?
1. Vì sao cần sổ giun cho mèo
Petkung cùng bạn bàn đến những tác hại do giun ký sinh trong bụng mèo nhé
Biếng ăn, gầy còm
Giun sán là loại ký sinh bám trong thành ruột của mèo. Nguyên nhân có thể do vật chủ nhiễm trứng giun từ môi trường bên ngoài hoặc từ mèo mẹ sang mèo con. Do sinh sống và trưởng thành trong ruột vật chủ chúng sẽ hút lấy các chất dinh dưỡng mà cơ thể mèo nạp vào. Những trường hợp nhiễm giun nặng gần như toàn bộ chất dinh dưỡng chỉ để giun sinh sôi trong cơ thể khiến những chú mèo trở nên biếng ăn, gầy còm, xanh xao, sức đề kháng giảm, nhất là với những cá thể mèo dưới 12 tháng tuổi.
Nhiễm trùng ổ bụng
Nhiều tình huống ấu trùng giun ký sinh nặng và di truyển đến các bộ phận khác trong cơ thể như mật, gan, phổi…gây nên các triệu trứng thiếu máu,viêm nhiễm ổ bụng. Nghiêm trọng hơn một số trường hơp trứng giun gây tắc ruột dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho mèo.
Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày
Chắc chắn một điều rằng khi bị giun làm phiền chú mèo của bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu chút nào. Phần cuối trực tràng cũng như hậu môn sẽ dễ kích ứng nhất. Dễ nhận thấy thú cưng của bạn ngứa ngáy khó chịu, mài mông xuống sàn nhà hay chân tường. Chúng trở dễ nên cáu giận mệt mỏi vì những cảm giác khó chịu đó.
2. Dấu hiệu nhận biết mèo đã bị giun sán
-
Phần bụng phình to bất thường
Khác với những chú mèo mập hay mang bầu, mèo bị giun sán thường có vùng ổ bụng trương tròn không cân xứng với cơ thể. Nguyên nhân có thể do Giun tròn ký sinh gây phình bụng, mặc dù các loại giun khác cũng gây nên các biểu hiện giống vậy
-
Nôn mửa hoặc tiêu chảy
Giun sán ký sinh có thể gây khó chịu dạ dày và niêm mạc ruột, gây tiêu chảy và ói mửa. Mèo bị nhiễm giun nặng có thể bị tắc ruột, gây nôn mửa nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. nhiều trường hợp bạn cũng có thể thấy mèo nôn ra giun,
- Chất thải có ký sinh trùng
Một số loài giun ký sinh tại trực tràng sẽ theo phân ra ngoài. Bạn sẽ dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Điều cần làm ngay khi nhận ra là lên kế hoạch tẩy giun ngay lập tức cho hoàng thượng của mình.
- Trạng thái lông và màu nướu chân răng
Nếu bạn chăm sóc cẩn thận mà bộ lông của mèo luôn trong trạng thái nhợt nhạt, rối và sơ sác thì có thể giun ký sinh đã hút hết chất dinh dưỡng gây nên hậu quả như vậy
Một dấu hiệu khác là khi bạn vạch môi của mèo lên quan sát thấy màu nướu quanh chân răng có màu nhợt nhạt,trắng bệch thì khả năng cao là do giun móc gây chảy máu chân răng,mất máu chậm và gây thiếu máu ở mèo.
3. Hướng dẫn tẩy giun cho mèo đúng cách
Bước 1: Khám thú y
Để việc tẩy giun cho mèo con, mèo trưởng thành được hiệu quả điều đầu tiên bạn cần làm là đưa chúng đến các trung tâm thú y uy tín để xét nghiệm mẫu phân cũng như khám tổng thể qua đó sẽ có lộ trình điều trị phù hợp. Điều này rất qua trọng bởi nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và suy đoán bạn tự tẩy giun cho mèo tại nhà có thể sẽ không mang lại kết quả cũng như sẽ xảy ra những phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe của chúng.
Bước 2: Sử dụng thuốc theo đơn
Bạn cần sử dụng đúng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Với mỗi thể trạng mèo khác nhau sẽ có liều lượng thuốc phù hợp. Việc uống thuốc tẩy giun theo đúng thời khóa biểu cũng rất cần lưu ý để đảm bảo tác dụng chữa bệnh.
Có thể bạn nhận thấy những dấu hiệu tiến bộ từ tình trạng của mèo, điều này đáng mừng nhưng không phải vì vậy mà chúng ta tự ý ngưng thuốc. Cần tuân thủ nghiêm túc về phác đồ điều trị cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Bước 3: Cho mèo uống thuốc
- Giữ cho chú mèo bình tĩnh,nhẹ nhàng để chúng làm quen với những dụng cụ xung quanh.
- Cuộn mèo lại bằng khăn bông để chừa phần đầu sau đó ôm chúng vào lòng, mặt hướng về phía trước
- Nâng cao phần cằm rồi nhẹ nhàng nhấn vào 2 mép miệng để mèo mở miệng ra.
- Thả thuốc vào miệng rồi rót một ít nước( bạn có thể nhờ người trợ giúp hoặc ngậm một ít nước trong mồm của mình sau đó phun vào miệng mèo). Khép chặt hàm giữ trong 3-5 giây không để mèo nhả thuốc ra ngoài.
- Vuốt ve cưng nựng sau khi xong việc để chúng bớt hoảng sợ. Nếu được bạn có thể thưởng chúng đồ ăn vắt để lần sau chúng không sợ hãi mà lẩn trốn.
- Bạn cũng có thể nghiền thuốc và trộn lẫn vào thức ăn tuy nhiên với nhiều chú mèo nhạy cảm chúng sẽ đánh hơi thấy và bỏ ăn ngay
==>Trên thị trường ngày nay đã cung cấp rất nhiều các sản phẩm thuốc tẩy giun cho mèo và việc này làm bạn gặp khó khăn trong vấn đề chọn ra một sản phẩm tốt nhất để sử dụng. Vì thế Petkung gợi ý cho bạn Top 5 loại thuốc tẩy giun cho mèo tốt nhất hiện nay giúp bạn an tâm sử dụng nhé!
Bước 4: Tái khám
Lên lịch khám lại để bạn nắm rõ tình trạng của mèo cưng cũng như lấy thêm lời khuyên từ bác sĩ
4. Đề phòng phản ứng phụ sau khi tẩy giun cho mèo
Thuốc tẩy giun sử dụng với mục đích gây ảnh hưởng lên ký sinh trùng nên về cơ bản sẽ an toàn cho mèo của bạn. Một số trường hợp nôn mửa hoặc tiêu chảy do phản ứng phụ của thuốc có thể làm bạn đôi chút lo lắng. Điều bạn cần làm là tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y. Luôn giữ liên lạc và cập nhập kịp thời trạng thái chú mèo của bạn để có phương án sử lý.
5. Hướng giải quyết khi cho mèo uống thuốc tẩy giun quá liều
Nếu chẳng may mèo của bạn uống thuốc tẩy giun quá liều thì bạn cần thật bình tĩnh quan sát. Một số trường hợp nhẹ sẽ chỉ khiến mèo mệt mỏi chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ hết.
Trường hợp nặng thì ngay lập tức đưa chúng đến bệnh viện thú y để cấp cứu. Bạn cũng có thể sử lý theo cách sau dây trong tình huống khẩn cấp:
Dùng H2O2 ( nước ô-xy già 3%), thuốc có bán ở hầu hết các hiệu thuốc Tây, liều lượng: 1 thìa cà-phê cho 2-5 kg thể trọng, cho uống 15- 20 phút/ 1 lần, uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày.
Trong khi mèo uống thì liên tục dùng tay xoa bụng kích thích để mèo xuất hiện cảm giác buồn nôn.
Sau thấy mèo nôn ra hết thuốc bạn có thể yên tâm cho chúng uống một chút nước rồi đưa nằm nghỉ trong chuồng
6. Tẩy giun cho mèo bao lâu 1 lần?
Lần 1: Tẩy giun khi mèo của bạn được khoảng 3 tuần tuổi: Nguyên nhân nhiễm trứng giun có thể từ mèo mẹ. Thời điểm này khá quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mèo sơ sinh.
Lần 2: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho tới khi mèo được 3 tháng tuổi.
Sau 3 tháng tuổi: 1 tháng/1 lần trong giai đoạn 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.
Mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng/1 lần.
Mèo trên 1 năm tuổi, mèo trưởng thành: có thể tẩy giun định kỳ theo năm hoặc có điều kiện bạn nên xét nghiệm phân mèo 6 tháng 1 lần để chủ động lên lịch tẩy nhé.
7. Chi phí tẩy giun cho mèo là bao nhiêu?
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây để có thêm thông tin tuy nhiên chi phí tẩy giun cho mèo còn phụ thuộc vào phí dịch vụ khám bệnh cũng như tình trạng bệnh lý thực tế.
- Thuốc Bio Rantel (Pyrantel Pamoate): giá từ 90.000 – 100.000đ 1 vỉ. Thuốc rất an toàn, dùng được cho cả chó lẫn mèo.
- Thuốc Interceptor: Hộp 6 vỉ,giá từ 950.000 – 1.000.000đ. Lưu ý thuốc này chỉ dùng cho mèo từ 8 tuần tuổi trở lên.
- Thuốc Drontal: Hộp 2 viên giá 70.000 – 80.000đ. Chỉ dùng cho mèo trên 8 tuần tuổi.
- Thuốc Virbac exotral:giá 150.000 – 160.000đ/ 1 vỉ
- Thuốc Sanpet: giá 160.000 – 180.000đ/ vỉ. Thuốc an toàn, thường dùng theo đơn.
8. Dùng thuốc tẩy giun của người cho mèo được không?
Câu trả lời là bạn cần dùng đúng thuốc cho đúng bệnh và đúng đối tượng. Cấu trúc cơ thể mèo hoàn toàn khác so với người nên thành phần thuốc điều trị cũng khác. Bạn cũng có thể tham vấn các bác sĩ về mèo để có lời khuyên đúng đắn nhất nhé.
Chúc bạn và mèo cưng của mình luôn khỏe mạnh và đáng yêu.