Chó Bị Đau Mắt Đỏ Chảy Ghèn Xanh - Nguyên Nhân Và Cách Trị
- 1. Chó bi đau mắt đỏ chảy ghèn xanh do bị viêm kết mạc
- 1.1 Nguyên Nhân
- 1.2 Cách điều trị
- 2. Chó bị đau mắt do quặm lông mi
- 2.1 nguyên nhân
- 2.2 Cách điều trị
- 3. Chó bị đỏ mắt do khô giác mạc
- 3.1 Nguyên nhân
- 3.2 Cách xử lý
- 4. Chó bị tăng nhãn áp
- 4.1 Nguyên Nhân
- 4.2 Cách điều trị
- 5. Chó bị u ở mắt
- 5.1 Nguyên nhân
- 5.2 Cách điều trị
- 6. Chó bị đục thủy tinh thể
- 6.1 Nguyên nhân
- 6.2 Cách điều trị
Đây được coi là tình trạng viêm kết mạc, niêm mạc mắt ở chó và nguyên nhân gây ra chúng khá đa dạng, từ dị ứng, chấn thương, dị tật bẩm sinh và các vấn đề về ống dẫn nước mắt, cho đến dị vật, khô mắt, lồi mắt hoặc thậm chí là khối u…
Hãy cùng PetKung tìm hiểu về một số bệnh liên quan đến tình trạng đau mắt đỏ và chảy ghèn của cún cưng nhé!
1. Chó bi đau mắt đỏ chảy ghèn xanh do bị viêm kết mạc
Kết mạc bao gồm phần phía trước nhãn cầu và mí mắt, khi viêm hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ, bệnh này khá phổ biến và thường tự khỏi, tuy nhiên nếu không khỏi thì chúng có thể lây sác các vùng sâu hơn của mắt và để lại di chứng nặng nề.
Các triệu chứng bao gồm mắt vằn đỏ, khi nặng thì mí mắt sưng và dính lại với nhau hoặc tiết nhiều ghèn, lúc này mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng nên chó sẽ kiếm chỗ tối để nằm.
1.1 Nguyên Nhân
Viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng hóa chất tẩy rửa, dị ứng một loài cỏ, cây, phấn hoa, hoặc do nhiễm nấm, nhiễm trùng và virus. Bệnh Carre cũng khiến cho chó bị đau mắt đỏ và chảy ghèn, đây là dạng triệu chứng thứ phát của Carre.
1.2 Cách điều trị
Thường thì sau khi thấy chó có biểu hiện chảy nước mắt và vằn đỏ là chúng ta đã nên chữa ngay cho nó, chữa càng sớm thì càng nhanh khỏi và ít biến chứng. Đầu tiên hãy dùng khăn ướt giặt trong nước ấm cho chút muối để lau sạch các dấu vết bụi bẩn, ghèn, nước mắt cho chú chó, sau đó cần nhỏ mắt bằng các loại thuốc có tính khử trùng như Saloge hay Bioline, chuyên trị đau mắt đỏ, chống viêm mắt, mí mắt và vi khuẩn.
Chú ý thức ăn và hành vi của chú chó xem có tiềm ẩn khả năng bụi hoặc các chất có tính dị ứng không để ngăn chặn. Ví dụ: thay loại thức ăn ít bụi, nhốt chó tránh để chúng đào đất hoặc vào vườn dính phấn hoa…
2. Chó bị đau mắt do quặm lông mi
Quặm lông mi, lông mi hai hàng, lông mi mọc sai chỗ…là các tên gọi nói chũng của dạng bệnh này.
Các triệu chứng bao gồm: thay đổi màu tròng mắt, mắt co giật, nhấm nháy nhiều lần, chảy nước mắt nhiều (đa phần thì trường hợp này ít hoặc không có ghèn), chó dụi đầu, gãi mắt liên tục, nặng thì có thể sưng mắt, chảy máu mắt thành dòng (vì tác động cơ học).
2.1 nguyên nhân
Bệnh này có thể nói là do nguyên nhân tự nhiên của chú chó, một dạng dị tật về lông mi và đương nhiên là không có thuốc chữa dứt điểm, chỉ có thể chữa trị theo triệu chứng và cần thiết nhất đối với người chủ là nhận ra sớm tình trạng bệnh và tiến hành mang chó đi chữa ngay.
2.2 Cách điều trị
Gần như không thể chữa ở nhà được mà cần phải tới trạm thú y, ở đó các bác sỹ sẽ thăm khám kỹ lưỡng vùng lông mi để phát hiện bất thường, sau đó thì tiến hành cắt ngắn nếu lông mi ở vùng ngoài. Trường hợp lông mi mọc bên trong mí mắt thì phải phẫu thuật rạch mí mắt để loại bỏ lông mi.
Các phẫu thuật này khá nhanh chóng và thường thì vết rạch cũng liền rất nhanh. Chú ý nhỏ mắt, vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Chó bị đỏ mắt do khô giác mạc
Khô mắt là bệnh tương đối phổ biến ở loài chó, khi đó thì tuyến lệ hay còn gọi là tuyến nước mắt bị rối loạn hoặc viêm nhiễm khiến cho lượng nước mắt tiết ra không đủ để bôi trơn, cung cấp độ ẩm, dưỡng chất và làm sạch phần giác mạc.
Khô mắt trong thời gian lâu dài sẽ khiến bệnh nghiêm trọng và di chứng rất tai hại, có thể gây hỏng thị lực của chú chó.
Các dấu hiệu có thể thấy đó là chó sẽ khó chịu ở mắt, chớp mắt liên tục, nhạy cảm với ánh sáng, tuyến lệ viêm, sưng to lòi lên mắt, lúc này chó sẽ đổ ghèn vàng-xanh. Thường thì một bên lỗ mũi khô cùng với bên mắt bị khô.
3.1 Nguyên nhân
Như đã đề cập bên trên, chủ yếu là do tuyến lệ bị viêm khiến cho lượng nước mắt không đủ cho mắt.
Một số bệnh có thể gây khô mắt thứ phát như chấn thương, di chứng hậu phẫu thuật mắt, bệnh Carre…
3.2 Cách xử lý
Lau sạch các chất dịch, ghèn từ mắt, sau đó nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Chủ yếu là chống viêm tuyến lệ bằng thuốc nhỏ mắt kháng viêm, sau đó nhỏ dung dịch nước mắt nhân tạo để bôi trơn nhãn cầu. Kết hợp thêm uống kháng sinh trong trường hợp nặng.
4. Chó bị tăng nhãn áp
Hầu hết những con chó bị bệnh tăng nhãn áp dài hạn từ sớm đến trung bình không được đưa đến bác sĩ thú y vì các dấu hiệu ban đầu: đồng tử chậm đến hơi giãn ra, tắc nghẽn nhẹ các tĩnh mạch trong kết mạc và mắt to sớm…vốn rất tinh vi mà chủ sở hữu không nhận biết được những thay đổi. Để phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ thú y sử dụng một dụng cụ gọi là áp kế để đo áp suất trong mắt. Điều này thường được thực hiện đối với các giống chó có nguy cơ cao như một phần của khám sức khỏe tổng quát. Những con chó bị tăng nhãn áp đột ngột, nghiêm trọng thường có nhãn áp rất cao; đồng tử giãn, không cử động hoặc di chuyển chậm; đỏ trong lòng trắng của mắt; sưng và đổi màu giác mạc; và một quả cầu mắt vững chắc.
Áp suất trong mắt tăng kéo dài có thể dẫn đến mở rộng nhãn cầu, dịch chuyển thủy tinh thể và vỡ màng giác mạc. Đau thường biểu hiện bằng những thay đổi hành vi và thỉnh thoảng đau quanh mắt chứ không phải do co thắt nháy mắt.
4.1 Nguyên Nhân
Chó, giống như người, có thể phát triển bệnh tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi sự mất cân bằng trong sản xuất và dẫn lưu chất lỏng trong mắt (thủy dịch) gây ra sự tích tụ chất lỏng làm tăng nhãn áp đến mức không tốt cho sức khỏe. Áp lực tăng có thể gây ra sự phá hủy võng mạc và đĩa thị giác (nơi mà dây thần kinh thị giác đi vào mắt).
Bệnh tăng nhãn áp “góc mở” (open-angle glaucoma) là sự phát triển không đau và dần dần của các điểm mù hoặc mất thị lực trong một thời gian dài. Bệnh tăng nhãn áp “góc đóng” (close-angle glaucoma) là tình trạng nhãn áp tăng đột ngột kèm theo đau dữ dội, đỏ và mất thị lực.
4.2 Cách điều trị
Nếu con chó của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tăng nhãn áp, nó nên được gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Có nhiều công cụ khác nhau mà bác sĩ thú y có thể sử dụng để đánh giá và quản lý bệnh tăng nhãn áp. Điều trị có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật, hoặc kết hợp cả 2.
Điều quan trọng là phải giảm áp lực trong mắt càng nhanh càng tốt để giảm thiểu thiệt hại. Một số loại thuốc có thể giảm tiết dịch trong mắt hoặc tiểu phẫu để hút bớt dịch trong nhãn cầu.
Sau khi áp suất được hạ xuống, nó phải được ổn định để ngăn ngừa các vấn đề sau này. Những con chó bị bệnh tăng nhãn áp giai đoạn cuối với một mắt mở to và mù có thể cần phải cắt bỏ bằng cách phẫu thuật để giảm đau. Hầu hết thì bệnh tăng nhãn áp phải điều trị lâu dài.
5. Chó bị u ở mắt
Chó bị u ở mắt có 2 dạng: lành tính và ác tính. Ở dạng nào thì cũng gây khó chịu và giảm thị lực cho chú chó.
Nếu khối u nằm ở mống mắt thì sẽ rất dễ phát hiện, chúng là những cục mụn thịt dư xuất hiện bên ngoài, hoặc bên trong mi mắt.
Nếu khối u nằm bên trong nhãn cầu thì chúng ta có thể quan sát thấy đồng tử của chú chó bị biến dạng, đổi màu, xuất hiện các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp.
5.1 Nguyên nhân
Khối u nói chung là sự phát triển ồ ạt một cách bất thường và không mong muốn của một đột biến mô nào đó. Trong trường hợp này là ở khu vực mắt
5.2 Cách điều trị
Chủ yếu cần phải xác định khối u có tiến triển hay không, nếu khối u nằm trong nhãn cầu, việc phẫu thuật loại bỏ mắt là phương án khả thi.
Nếu các khối u nằm bên ngoài thì có thể tiểu phẫu cắt bỏ.
6. Chó bị đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể ở chó là hiện tượng ống kính trong mắt chó bị mờ đục dần. Thường là những mảng trắng, mờ, đục như mây, gây nên sự gián đoạn các sắp xếp của sợi ống kính/màng thuỷ tinh thể ngăn cản ánh sáng đi đến võng mạc. Từ đó làm giảm tầm nhìn của mắt.
6.1 Nguyên nhân
Bệnh đục thủy tinh thể có thể là di chứng của các bệnh viêm nhiễm về mắt và không được chữa trị kịp thời. Đôi khi còn là di chứng của bệnh ký sinh trùng mắt.
6.2 Cách điều trị
Khi bệnh ở dạng nặng, phẫu thuật là cách duy nhất để loại bỏ đục thủy tinh thể và phục hồi thị lực, việc điều trị này tương tự như cách chữa đục thủy tinh thể ở người. Và chính vì thế nên rất tốn kém.
Nếu bệnh chỉ vừa chớm, tức đám mây trong mắt của chú chó vẫn chưa quá to và đục thì các loại thuốc nhỏ mắt có chứa lanosterol sẽ phục hồi hoàn toàn thị lực của chú chó trong thời gian dài, từ 6 tuần đến 2 tháng.
Trên đây Petkung đã cùng các bạn tìm hiểu về một số bệnh về mắt và cách chữa bệnh ở chó. Chúc các bạn có những chú cún thật khỏe mạnh!