Có nên tắm cho chó con không? cách tắm chó con đúng nhất
Petkung cùng bạn tìm hiểu xem có nên tắm cho chó con hay không và cách tắm cho chúng đúng cách nhé
1.Có nên tắm cho chó con không?
Bạn cùng tham khảo các lợi ích dưới đây khi tắm cho chó con nhé
- Vệ sinh
Chó con thích khám phá và nghịch ngợm, điều này vô tình sẽ khiến chúng lấm lem đôi chút mỗi khi chúng hoạt động trong không gian không đảm bảo vệ sinh. Đương nhiên bạn không thể để thú cưng của mình trong tình trạng vậy rồi phải không?
Tắm rửa sẽ giúp chúng trở nên sạch sẽ và thơm tho như ý bạn muốn và đảm bảo việc chăm sóc làn da cho thú cưng.
- Kiểm soát bọ chét và ký sinh
Nguyên nhân gây nên bọ chét hay ký sinh có thể do lây truyền tiềm ẩn từ chó mẹ. Hoặc đơn giản bạn dẫn chúng đi dạo và lây nhiễm xảy ra từ đó. Với việc được tắm theo lịch định kỳ bạn hoàn toàn chủ động nắm rõ hoàn toàn tình trạng của thú cưng từ đó sẽ có những hành động kịp thời trong việc điều trị và phòng ngừa.
- Hình thành thói quen tốt
Chó con dưới 6 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh, chúng khá lạ lẫm với tất cả những thứ xung quanh.Việc tắm rửa cũng vậy do còn liên quan đến nước hay xà bông. Nhiều cá thể chó trưởng thành lần đầu được tắm tỏ ra khá sợ hãi và không hợp tác. Hình thành thói quen tắm ngay từ nhỏ tạo nên một thói quen tốt khiến chú chó và bạn luôn vui vẻ,hào hứng mỗi khi đến lịch vệ sinh.
2. Khi nào thì nên tắm cho chó con?
2.1 Thời điểm nên tắm cho chó con
Tùy vài tình trạng và giống chó khác nhau mà thời điểm khác nhau. Thường thì khi bộ lông của chúng có mùi hoặc xuất hiện những vết bẩn khó chịu thì đó là thời điểm hợp lý để tắm. Tuy nhiên không nên tắm khi chó còn quá nhỏ. Lần tắm đầu tiên nên bắt đầu khi chó được 8-10 tuần tuổi.
2.2 Không nên tắm chó con khi
- Chó ốm hay mới chích ngừa
Với tình trạng này bạn không nên đưa thú cưng đi tắm bởi nhiệt độ cơ thể của chó khác cơ thể của người cũng như tình trạng bệnh lý khi tắm sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một lưu ý là khi chích ngừa cơ thể chó sẽ diễn ra quá trình sốt phản vệ. Nếu tắm trong tình trạng này thì rất nguy hiểm.
- Thời tiết không phù hợp
Với những nơi có khí hậu quá lạnh, bạn cần thật cân nhắc việc tắm rửa cho chó nếu không đảm bảo các dụng cụ sưởi ấm cũng như nhiệt độ trong phòng tắm.
- Chó đang bị bệnh da liễu
Nếu chó của bạn đang trong thời gian điều trị bệnh lý liên quan đến da liễu việc tắm rửa nên được sự cho phép từ bác sĩ điều trị trực tiếp để không ảnh hưởng tới phác đồ điều trị cũng như tác dụng thuốc.
3. Hướng Dẫn Tắm cho chó con đúng cách
3.1 Chuẩn bị trước khi tắm
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như: dầu gội, khăn tắm, bông gòn, lược chải, miếng cao su chống trượt…
Lưu ý là nên chuẩn bị nhiều khăn một chút vì chú chó con cần làm khô nhanh nhất có thể để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Máy sấy cũng là một sự lựa chọn hợp lý trong việc làm khô lông cho thú cưng.
3.2 Các bước tắm cho con
- Xác định loại lông và dầu gội phù hợp
Với những giống chó khác nhau chất liệu lông cũng khác nhau và đi kèm đó là cần loại dầu gội phù hợp để không làm hỏng lông. Bạn nên tìm hiểu kỹ về chú chó của mình cũng như chuẩn bị dầu gội tương ứng nhé
Chú ý Nếu bạn thường xuyên dùng dầu gội đầu hay bột giặt để tắm cho cún yêu nhà mình thì hãy cận thận đấy vì nó thật sự không tốt cho sức khỏe của chó cưng nhà mình đâu hãy theo dõi thêm bài viết này để tìm hiểm nguyên nhân nhé!
Xem thêm: Tắm chó bằng dầu gội đầu được không? Nên tắm chó bằng gì?
Xem thêm: Top 8 sản phẩm sữa tắm cho chó tốt nhất
-
Chuẩn bị nước
Tùy vào nhiệt độ bên ngoài mà bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp. Với chó con bạn có thể dùng khuỷu tay của mình để kiểm tra độ nóng vì lý do da chúng còn mỏng và nhạy cảm.
- Tắm cho chó con
Đầu tiên bạn cần làm là đặt miếng chống trơn trượt xuống đáy chậu tắm rồi đặt thú cưng mình đứng trên để đảm bảo an toàn.
Làm ướt từ chân lên người một cách thật chậm để chó con không bị hoảng sợ. Dùng một lượng dầu tắm vừa phải, nhẹ nhàng xoa gãi cho chúng.
Dùng tay nâng nhẹ phần cằm và đầu của chó tránh nước chảy vào tai và mắt. Xả sạch lông thú cưng không còn bọt dầu tắm
- Làm khô lông
Dùng khăn bông bọc kín cơ thể thú cưng và lau khô nhanh chóng. Nếu dùng máy sấy bạn cần điều chỉnh nhiệt độ hơi nóng để không làm sơ lông cũng như gây phỏng.
4. Lời khuyên khi tắm chó con
- Tạo không khí vui vẻ
Bạn đừng quá áp lực khi những lần đầu tiên có thể thú cưng chưa quen tắm. Hay cứ vui vẻ khen ngợi chúng để không tạo nên sự căng thẳng cho cả hai. Nếu có thể hay mang theo bánh thưởng chó con thích để thưởng cho chúng mỗi khi thực hiện đúng mong muốn của bạn.
- Duy trì thói quen thường xuyên cho người bạn lông xù của bạn
Thật tuyệt vời nếu thói quen này được duy trì thường xuyên. Chú chó của bạn sẽ mặc định hình thành thói quen về sự sạch sẽ. Đây cũng là khoảng thời gian rất thú vị cho người chủ khi tự chăm sóc thú cưng, tăng sự gắn kết của cả hai
- Bình tĩnh trong tình huống bất ngờ
Bạn cần thật bình tĩnh mỗi khi chó con của bạn vùng vằng vô tình làm rối tung mọi thứ. Việc hoảng hốt lo lắng chỉ làm tình huống thêm tồi tệ.
Hít thở sâu và nhẹ nhàng với thú cưng sẽ giúp bạn nhanh chóng làm chủ tình huống.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm thực tế Petkung chia sẻ tới bạn. Rất hy vọng sẽ giúp được bạn ít nhiều. Hãy email cho chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ vấn đề gì liên quan đến thú cưng nhé.