Mèo bị co giật - dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh
- 1. Nguyên nhân mèo bị co giật
- 1.1 Mèo mắc hội chứng hyperesthesia
- 1.2 Co giật do bọ chét
- 1.3 Bệnh lý liên quan đến chứng động kinh
- 1.4 Trầm cảm quá mức hay tổn thương cốt sống
- 2. Dấu hiệu mèo bị co giật
- 3. Cách điều trị mèo bị co giật
- 3.1 Thuốc giảm co giật
- 3.2 Bổ xung dưỡng chất còn thiếu
- 3.3 Với những trường hợp liên quan
- 4. Những biến chứng nguy hiểm khi mèo bị co giật
- 4.1 Khoanh vùng an toàn
- 4.2 Cắn vào lưỡi.
- 5. Cách phòng tránh mèo bị co giật
- 5.1 Chế độ dinh dưỡng
- 5.2 Môi trường sống
- 5.3 Ghi chú hành vi
1. Nguyên nhân mèo bị co giật
Có nhiều nguyên nhân khiến chú mèo của bạn có mắc biểu hiện co giật như:
1.1 Mèo mắc hội chứng hyperesthesia
Khi mèo mắc hội chứng hyperesthesia lưng của chúng trở nên nhạy cảm quá mức, nhất là tại vùng da và cơ khiến các vùng da co giật liên tục như gợn sóng. Hội chứng này cũng mang đến tình trạng bất thường khác như cào cắn, liếm lưng và đuôi do các đợt co giật, ngứa ngáy ẩn hiện trên da.
1.2 Co giật do bọ chét
Với những chú mèo bị bọ chét tấn công. Các vết cắn trên da sẽ gây viêm nhiễm, sưng tấy. Điều này làm mèo ngứa ngáy khó chịu. Nặng nề hơn sẽ xuất hiện các biểu hiện có giật nhẹ
1.3 Bệnh lý liên quan đến chứng động kinh
Chứng động kinh sẽ khiến các chức năng hoạt động của hệ thần kinh mất sự cân bằng, điều này ảnh hưởng đến các hành động không thể kiểm soát được của cơ thể. Biểu hiện co giật vô thức là một trong số đó
1.4 Trầm cảm quá mức hay tổn thương cốt sống
Có nhiều trường hợp do căng thẳng quá mức một số giống mèo xuất hiện tình trạng co giật nhẹ. Ngoài ra những tổn thương cột sống trên cơ thể cũng góp phần tạo nên các triệu chứnng co giật đó.
Một số nguyên nhân khác như rối loạn hệ thần kinh,suy thận,các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ như phấn khích, sợ hãi hoặc lo lắng,canxi trong máu thấp,hạ đường huyết,thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất,mất cân bằng điện giải,bệnh dại,tình trạng bẩm sinh hoặc di truyền.
2. Dấu hiệu mèo bị co giật
Cách chữa trị tốt nhất đôi khi là phát hiện những dấu hiệu của bệnh ngay khi chúng mới bắt đầu. Hãy quan sát kỹ mèo cưng của bạn và nếu nhận thấy có những biểu hiện tương tự dưới đây thì rất có thể chúng đang xuất hiện dấu hiệu căn bệnh co giật tác động.
- Đánh đuôi dữ dội
- Đồng tử giãn nở
- Tiết nước bọt
- Đi tiểu không kiểm soát
- Gào to và đột ngột
- Chạy điên cuồng khắp nhà
Nếu chú mèo của bạn đột nhiên phát cuồng, cắn hoặc liếm vào lưng chúng liên tục thì cách tốt nhất là bạn hãy chờ cho đến khi hành vi trôi qua. Tuyệt đối không nên cố gắng ép thú cưng của bạn chấm dứt hành động vì rất có thêt chúng sẽ phản ứng quá mức mà tấn công bạn.
3. Cách điều trị mèo bị co giật
Thật sự khó có biện pháp điều trị nào triệt để tình trạng này, có chăng chỉ là các biện pháp làm giảm nhẹ bớt đau đớn cũng như những biến chứng khác có thể gây ra cho mèo
3.1 Thuốc giảm co giật
Hãy đưa đưa chú mèo của bạn đến bác sĩ để được thăm khám cũng như lên đơn thuốc hỗ trợ giảm co giật phù hợp. Thuốc trong danh mục này được thiết kế để thư giãn cơ, có thể giúp giảm hoặc loại bỏ các cơn co giật. Phương pháp điều trị này phải đúng liều lượng phù hợp với kích thước và tình trạng thể chất của thú cưng để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
3.2 Bổ xung dưỡng chất còn thiếu
Nếu trong qua trình khám tổng quát mà thú cưng của bạn thiếu hụt một vài dưỡng chất nào đó làm mất cân bằng dinh dưỡng tổng thể thì, bác sĩ thú y của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc để khôi phục sự cân bằng chất dinh dưỡng cho mèo. Phương pháp điều trị này có rủi ro tương đối thấp nhưng cần theo dõi để đảm bảo mức độ cân bằng hợp lý.
3.3 Với những trường hợp liên quan
Với tình trạng co giật do vấn đề tâm lý các giải pháp cần đưa ra nhằm giảm cải thiện tốt hơn tình trạng hiện tại. Một số huyến nghị dùng các loại thuốc được thiết kế để giảm trạng thái lo lắng thái quá, thư giãn đầu óc. Bạn cần lưu ý đến liều lượng thích hợp với cách loại thuốc điều trị này để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ
4. Những biến chứng nguy hiểm khi mèo bị co giật
Thông thường những chú mèo có thể hoàn toàn bình phục sau khi tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị thích hợp được đưa ra. Tuy nhiên những biến chứng nguy hiểm liên quan khi mèo bị co giật thì bạn phải thật sự lưu ý!
Nếu chẳng may những biến chứng này gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của mèo cưng nhà bạn, Và điều tồi tệ nhất xảy ra với bé hãy để Petkung giúp bạn lưu giữ trọn vẹn tình cảm này với dịch vụ mai táng thú cưng chuyên nghiệp trọn tình vẹn nghĩa
4.1 Khoanh vùng an toàn
Nếu mèo của bạn đã có tiền sử về bệnh co giật,bạn cần hết lưu tâm đến khu vực leo trèo của chúng. Nếu cần thiết thì loại bỏ hòan toàn thang dây, cọc leo hay võng nằm ở trên cao, nếu bắt buộc phải có thì cần lưới hứng để dự phòng tình trạng mèo lên cơn co giật bất thường sẽ rơi từ trên cao xuống, nguy hiểm tới tính mạng
Đồ đạc hoặc bàn ghế trong nhà cần được che đậy những góc cạnh dễ gây tổn thương trong tình huống chúng chạy nhảy,nếu được hãy bao quanh bằng một tấm chăn nhẹ
4.2 Cắn vào lưỡi.
Nếu bạn lo lắng về tình huống chú mèo cuả mình có thể cắn vào lưỡi trong khi lên cơn co giật thì câu trả lời may mắn rằng chúng sẽ không cắn hay nuốt. Vì vậy bạn cũng không cần lấy que hay giẻ đặt ngang miêng hay dùng ngón tay gài vào miệng mèo (điều này có thể khiến bạn bị thương hay chảy máu.
5. Cách phòng tránh mèo bị co giật
5.1 Chế độ dinh dưỡng
Theo thông tin ở trên đôi khi thiếu một vài khoáng chất cũng có thể gây lên chứng co giật vì vậy bạn cần đảm bảo đầy đủ nhất dinh dưỡng cần thiết cho Hoàng Thượng. Lựa chọn thức ăn của nhãn hiệu uy tín cũng như đọc kỹ thông tin trên bao bì giúp bạn có đầy đủ thông tin cần thiết.
Hãy nhờ đến lời khuyên của những người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia để bạn được giả đáp hết những thắc mắc về tình trạng thú cưng của bạn
5.2 Môi trường sống
Trầm cảm và lo lắng là những diễn biến tinh thần rất hay gặp ở mèo. Do sự nhạy cảm quá mức dẫn đến bệnh lý nên bạn cần lưu ý đến môi trường sống của mèo để chúng luôn được cảm thấy an toàn và vui vẻ.
Nếu được bạn hãy chủ động chơi đùa với chúng, đi dạo hoặc vuốt ve thường xuyên để chúng luôn cảm thấy được an tâm.
5.3 Ghi chú hành vi
Nếu không may chú mèo cuả bạn mắc phải căn bệnh trên thì Petkung gợi ý bạn cần cố gắng ghi chú thật chi tiết lại những chuyển động cụ thể của mèo, tần suất phát bệnh cũng như bộ phận nào trên cơ thể hay biểu lộ bệnh. Những thông tin rất có ích cho bạn chủ động phòng bệnh cũng như bác sĩ thú y có thêm cơ sở để điều trị được hiệu quả hơn bạn nhé!