Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Mèo bị trầm cảm - dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa

Trầm cảm ở mèo là một căn bệnh liên quan đến tâm thần, thường được biểu hiện rõ rệt đi kèm với các triệu chứng rối loạn tâm lý và hành vi ở mèo....

Mục lục

1. Trầm cảm là gì

Trầm cảm ở mèo là một căn bệnh liên quan đến tâm thần, thường được biểu hiện rõ rệt đi kèm với các triệu chứng rối loạn tâm lý và hành vi ở mèo. Do một vài nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài tác động lên mèo hình thành những suy nghĩ và hành vi bất thường, làm giảm sút chất lượng cuộc sống  thú cưng của bạn

2. Những dấu hiệu mèo bạn đang bệnh trầm cảm

Vốn dĩ mèo sống trong tự nhiên thường hoạt động một mình, chúng rất giỏi che giấu những  biểu hiện lo lắng hay sợ hãi của bản thân bởi vì những trạng thái đó nếu biểu hiện ra ngoài rất có thể sẽ mang lại nguy hiểm cho bản thân. Thói quen đó di truyền qua nhiều thế hệ đên những chú mèo hiện nay của bạn, do đó nếu không quan sát thật kỹ, rất khó để nhận ra những dấu hiệu chứng tỏ chúng đang lo lắng,trầm cảm. Khi bạn thấy những biểu hiện diễn ra với tần suất dày đặc có thể tình trạng mèo cưng khá nghiêm trọng. Những dấu hiệu thường thấy sau đâ

Những dấu hiệu mèo bạn đang bệnh trầm cảm

Dấu hiệu về thể chất

  • Chán ăn hoặc ăn ít hơn bình thường
  • Nhìn lờ đờ và ngủ nhiều hơn bình thường đi kèm với tình trạng lười vận động
  • Trầm cảm nặng sẽ tác động đện hệ thống các dây thần kinh niêm mạc ruột và dạ dày, mèo sẽ rất dễ bị tiêu chảy.
  • Các bệnh lý nhẹ nhưng tốc độ phục hồi chậm hoặc đôi khi bệnh trở thành mãn tính(căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật của mèo)
  • Rụng lông từng mảng hoặc lông sơ sác. Mèo bị rụng lông mất kiểm soát do chứng loạn trao đổi chất. Tinh trạng này bị ảnh hưởng khi mèo của bạn sợ hãi lo âu.

Dấu hiệu về hành vi

  • Lẩn tránh và muốn tìm một nơi riêng tư
  • Tai có dấu hiệu cụp xuống thường xuyên
  • Mắt nhìn chằm chằm xuống sàn nhà thời gian lâu và đờ đẫn
  • Hung hăng bất thường hay xịt nước tiểu khắp nhà
  • Kêu gào liên tục không có dấu hiệu dừng. Có cơ chế giật mình liên tục bởi bất cứ yếu tố nào hoặc Không phản ứng với mọi thứ diễn ra xung quanh (chúng không nhảy hoặc giật mình bởi tiếng động lớn hoặc chuyển động nhanh)
  • Luôn muốn được sự ôm ấp vuốt ve quá mức từ bạn- điều này trước đây không thường xuyên diễn ra.

Những dấu hiệu khác

  • Nếu bạn để ý lâu và kỹ sẽ nhận thấy một số biểu hiện như
  • Đôi mắt mở to với đồng tử rất giãn ra khiến mắt trông đen
  • Nhường xuyên lắc đầu
  • Da lưng có những chuyển động gợn sóng kèm theo co giật
  • Thu mình một chỗ và nằm im trong gầm bàn, góc nhà…

3. Nguyên nhân mèo trầm cảm

Nguyên nhân mèo trầm cảm

Nơi ở mới hay người chủ mới

Mèo thường nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong nhà, kể cả khi bạn đưa chúng đến một nơi nào đó xa lạ.  thậm chí chỉ cần  bạn tạm gửi chúng ở nhà một ai đó một đêm do công việc bận đều có thể khiến mèo của bạn căng thẳng. Điều này rất dễ xảy  ra nếu người bạn đưa đến chúng chưa bao giờ gặp mặt hay tiếp xúc.

Với trường hợp chuyển chủ mới  đột ngột cũng tương tự. Việc phải dời xa người chủ nuôi thân thuộc đến ở với người chủ mới đôi khi khiến chúng co mình sợ hãi, buồn rầu và thậm chí bỏ ăn nhiều ngày

Âm thanh ồn ào, tiếng động lạ

Âm thanh từ công trình xây dựng, tiếng nhạc, tiếng ca hát to quá mức đều có thể khiến mèo  lâm vào tình trạng căng thẳng do bởi chúng khá nhạy cảm.

Mèo bị nhốt trong thời gian dài

Mèo có thể là loài động vật ít vận động nhưng không phải vì thế mà chúng quên bản năng leo trèo, đi lại của mình. Nhiều trường hợp chủ nhân đi vắng và nhốt mèo cưng trong chuồng với mong muốn đảm bảo sự an toàn vô tình tạo không gian kìm hãm, ảnh hưởng tới tâm lý của chúng.

Mèo mang thai
Đôi khi việc mang bầu và sắp đến ngày cào ổ sinh nở làm cho chú mèo cảm thấy bồn chồn lo lắng, ở những cá thể mèo nhạy cảm rất dễ mắc chứng trầm cảm nhẹ. Biểu hiện này sẽ sớm hết khi mèo mẹ sinh nở an toàn.

4. Cách điều trị mèo mắc bệnh trầm cảm

Một số cách dưới đây có thể giúp chú mèo của bạn cải thiên tốt căn bệnh trầm cảm

Chăm sóc sức khỏe cho mèo

Cần duy trì việc khám bệnh định kỳ cũng như chăm sóc về dinh dưỡng để cơ thể mèo luôn khỏe mạnh, chăm sóc về răng miệng cũng như phòng tránh các loại ký sinh trùng. Khi không bị nhiễm bệnh mèo sẽ vui vẻ hơn,chịu khó hoạt động vui chơi hơn.

Xã hội hóa và tương tác

Hãy để thú cưng của bạn được tiếp xúc với những cá thể mèo khác hay chủ nuôi khác một cách nhẹ nhàng và tự nguyện. Việc này sẽ giúp chúng bớt lo lắng khi môi trường có thành viên mới hoặc chuyển đến nơi ở mới với người chủ mới.

Không nên ép nếu chúng không muốn. Cứ  khuyến khích và để sự chấp nhận đến một cách tự nhiên

Môi trường sống

Cảm giác an toàn là thứ mà bất kỳ con vật nào cũng muốn khi sinh sống. Thiết lập một không gian riêng tư để chú mèo thỏa mãn bản năng lãnh thổ. Nên nhớ là không gian sinh hoạt của mèo cần được riêng tư, tránh chung đụng với nhưng cá thể mèo khác

Bạn cũng có thể xây dựng những điểm chạm leo trèo hoặc đu nhảy để duy trì bản năng vận động tự nhiên của chúng.

Thời khóa biểu cho việc vui chơi và vận động

Vui chơi và thể dục nhẹ nhàng sẽ làm tiêu tan căng thẳng,lo lắng. Một kế hoạch tập thể dục rõ ràng tích hợp trong các trò chơi kích thích sẽ mang lại hiệu quả không ngờ. Hoạt động thể chất sẽ đem sự hưng phấn cũng như tinh thần sảng khoái trở lại.

Theo Petkung, cách tốt nhất để bảo vệ mèo cưng của bạn khỏi bệnh chứng trầm cảm có thể xảy ra là cố gắng lường trước những thứ có thể khiến chúng căng thẳng ngay từ đầu

Khi đã nắm được các nguyên nhân có thể gây căng thẳng, bạn hoàn toàn chủ động quản lý tình huống hoặc môi trường nhằm giúp giảm nguy cơ gây cho mèo stress hay những bệnh lý khác.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.