Đục thủy tinh thể ở chó | nguyên nhân | cách phòng bệnh
Đây có lẽ là một tình trạng bệnh lý khiến tình trạng của chú chó khi mắc phải trông rất đáng thương khi cặp mắt mất đi chức năng của nó. Petkung cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân chó bị đục thủy tinh thể
1.1 Di truyền
Các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân gây bệnh lý trên là do đột biến gen ở một số giống chó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Trong khi nghiên cứu 100 giống chó, các mẫu xét nghiệm cho ra kết quả là có một số tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể do di truyền.
Đó là câu trả lời cho việc nếu chú chó của bạn vô tình mang đột biến gen,thì sẽ tăng khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng điều này không đảm bảo rằng những chú chó không có đột biến sẽ không bị đục thủy tinh thể.
1.2 Bệnh tiểu đường
Nguyên nhân thường thấy tiếp theo chính là chó bị mắc bệnh tiểu đường. Hàm lượng đường trong máu cao làm thay đổi sự cân bằng nước trong màng thủy tinh ở mắt và hình thành bệnh đục thủy tinh thể.
Bệnh tiểu đường cũng làm sự thay đổi Protein xuất hiện trong mắt của chó. Những chú chó mắc bệnh tiểu đường thường bị bệnh đục thủy tinh thể tấn công rất nhanh.
2. Dấu hiệu nhận biết chó bị đục thủy tinh thể
Nếu mắt chó có vẻ đục hoặc xám xanh, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng thấu kính của chó trở nên đục hoặc xám theo tuổi là điều tự nhiên. Tình trạng này, được gọi là bệnh xơ cứng hạt nhân, không gây nguy hiểm cho thị lực của chó nhiều như bệnh đục thủy tinh thể và việc điều trị thường không được khuyến khích. Cần lưu ý rằng bất kỳ vẩn đục nào trong mắt thú cưng là dấu hiệu để bạn đưa chúng đến bác sĩ thú y.
3. Các giai đoạn đục thủy tinh thể ở chó
Bệnh đục thủy tinh thể ở chó thường được chia làm 4 giai đoạn sau đây
- Giai đoạn 1
Giai đoạn này bệnh đục thủy tinh thể ở trạng thái mới bắt đầu hình thành. Các dấu hiệu để nhận biệt chưa thực sự rõ ràng. Màng thủy tinh bảo vệ mắt nếu đước khám kỹ mới phát hiện bệnh, nốt đục trên màng mắt thường xuất hiện chiếm ít hơn 10% ống kính và không gây ảnh hưởng đến thị giác chú chó của bạn.
- Giai đoạn 2
Giai đoạn này bệnh ảnh hưởng tới nhiều lớp thấu kính trên mắt. Vết đục thủy tinh có thể lớn hơn 10% diện tích của mắt và có thể xâm lấn nhiều vị trí khác nhau trên mắt. Thú cưng vẫn có thể nhìn thấy được dù ảnh hường từ căn bệnh bất đầu có những cản trở đến khả năng quan sát của võng mạc.
- Giai đoạn 3
Toàn bộ vùng đục xuất hiện trên vùng thấu kính của mắt, lúc này bằng mắt thường sẽ không thể quan sát thấy võng mạc khi khám- liên quan đến toàn bộ thủy tinh thể và không thể nhìn thấy võng mạc khi khám. Thị giác của chó bị ảnh hưởng trầm trọng. Chúng không còn khả năng nhìn nếu có thì cũng rất kém .
- Giai đoạn 4
Vùng thấu kính bị đục bắt đầu xuất hiện tình trạng co lại nhăn nheo và có hiện tượng viêm nhiễm.
4. Cách chữa bệnh chó bị đục thủy tinh thể
Lúc này Bác sĩ thú y sẽ khám bệnh và kiểm tra mắt một cách cẩn thận nhất để có phác đồ điều trị phù hợp.
Không may là các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc uống không thể có tác dụng với căn bệnh này. Điều bắt buộc là phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục và phục hồi thị lực. Các bác sĩ nhãn khoa sẽ có các tiêu chí để đánh giá cũng như thăm khám xem chú chó có đủ khả năng về sức khỏe để tiến hành phẫu thuật hay không.
Nếu chú có nguy cơ sẽ bị viêm mắt, tăng nhãn áp hoặc võng mạc bị tổn thương,thì cuộc phẫu thuật gần như không thành công. Ngoài ra những căn bệnh tồn tại song song trên cơ thể chó (ví dụ bệnh thận hoặc tim) nặng đến mức khiến việc gây mê trở nên quá rủi ro. Phẫu thuật cũng không thể được tiến hành.
Với nhiều trường hợp thuốc nhỏ mắt chống viêm có thể được kê đơn lâu dài để giúp làm chậm tình trạng viêm. Các loại thuốc nhỏ mắt khác có thể được sử dụng để giúp kiểm soát bệnh tăng nhãn áp, nhưng bệnh này rất khó kiểm soát theo thời gian
Tóm lại dù bất cứ trường hợp nào thì chú chó của bạn cũng cần được phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn sớm nhất có thể thì hiệu quả mang lại mới khả quan và giảm bớt đau đớn cho chúng.
5 .Phòng bệnh đục thủy tin thể ở chó hiệu quả
Nếu là nguyên nhân do nguồn gen đột biến thì gần như chúng ta chỉ có thể chấp nhân sông chung với bệnh mà không thể tránh được.
Nếu nguyên nhân do căn bệnh tiểu đường thì kiểm soát lượng đường trong máu là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Liên quan đến việc kiểm soát lượng đường thì khẩu phần ăn hay chế độ dinh dưỡng của chó cần được kiểm soát chặt chẽ về lượng tinh bột nạp vào. Nhất là lượng tinh bột từ cơm gạo. Không nên cho chó ăn đồ ngọt như bánh, kẹo hay nước siro.
Một chế độ vận động hợp lý của thú cưng cũng giúp ích rất nhiều trong viêc tăng cường trao đổi chất và sức đề kháng của cơ thể.
Hãy trang bị kiến thức liên tục để luôn chủ động phòng bệnh cho thú cưng.Chúc bạn và thú cưng thân yêu của mình luôn được khỏe mạnh bạn nhé.