Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Huấn luyện chó bảo vệ chủ | có cần thiết hay không?

"Một chú chó được huấn luyện sẽ phát huy hết những tố chất bản năng của mình. Hơn nữa chúng sẽ trở nên ngoan ngoãn,kỷ luật, tuân lệnh"

Mục lục

Bản năng của những chú chó là báo canh giữ và báo động rất tốt. Trong bài viết này Petkung sẽ đề cập đến tình huống huấn luyện chú chó của bạn canh gác, trông giữ hay báo động những tình huống nguy hiểm với người chủ hay tài sản của người chủ.

1. Tại sao cần huấn luyện chó bảo vệ chủ?

  • Bảo vệ bản thân người chủ cũng như tài sản

Chó có thính giác cực kỳ nhạy bén, do đó có khả năng nhận  biết được những nguy cơ từ rất xa. Việc được dạy dỗ đầy đủ những khả năng trời phú đó sẽ biến chú chó của bạn thành một “vệ sĩ đặc biệt” canh gác 24/7 dự báo cho chủ nuôi biết trước những nguy cơ để chủ động hành sự. Giảm thiểu rất nhiều rủi ro so với trường hợp không được sự phục vụ của chó

  • Rèn sự kỷ luật,nghe lời có kiểm soát

Một chú chó được huấn luyện sẽ phát huy hết những tố chất bản năng của mình. Hơn nữa chúng sẽ trở nên ngoan ngoãn,kỷ luật, tuân lệnh. Những bài tập tạo cho chó hình thành phản xạ có điều kiện phù hợp với tình huống chứ không bộc phát bản năng như những chú chó không được huấn luyện.

2. Lựa chọn giống chó phù hợp để dạy bảo vệ chủ

Việc huấn luyện cần rất nhiều thời gian và công sức công thêm dòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại,nhưng kết quả đạt được sẽ là một chú chó không chỉ biết cảnh báo cho bạn khỏi mối đe dọa mà còn bình tĩnh và ngoan ngoãn trong các tình huống không nguy hiểm.

Không phải bất cứ giống chó nào cũng đủ tố chất và năng lực để có thể huấn luyện được. Dưới đây là một số giống chó Petkung đề xuất  có thể phù hợp với bạn:

  • Chó Becgie Đức

Đây là một trong những giống chó cực kỳ thông minh và dễ huấn luyện. Chúng có sự bình tĩnh, trung thành tuyệt đối với người chủ. Thính giác nhạy bén là một trong những ưu điệm nổi trội của chúng. Bạn hoàn toàn yên tâm khi có” người lính gác đêm” này canh giữ ngôi nhà và tài sản của bạn.

Một điểm nhỏ hơi bất tiện là việc kích thước của chó Becgie khá lớn nên sẽ hơi bất tiện nếu nhà bạn có diện tích nhỏ

  • Chó Becgie Bỉ(Malinois)

Đây là giống chó được lai tạo từ chó chăn cừu Bỉ và chó Becgie Đức. Chúng có khuôn mặt đen đặc trưng, thân hình nhỏ thon hơn Becgie Đức. Becgie Bỉ có những tố chất tuyệt vời để lĩnh hội trọn vẹn các bài huấn luyện bảo vệ.

  • Chó Rotti( Rottweiler)

Cũng là giống chó chăn cừu của Đức, thông minh, tình cảm rất mực trung thành. Nếu bạn có khuôn viên rộng thì nuôi những chú Rotti là hợp lý hơn cả

  • Chó Phú Quốc Việt Nam

Nhanh nhẹn, tinh khôn, bản năng lãnh thổ sẵn có cộng thêm rất nhiều ưu điểm khác mà không kém cạnh bất cứ giống chó nào. Nếu được huấn luyện theo đúng phương pháp chó Phú Quốc sẽ thuần thục nhưng kỹ năng bảo vệ tuyệt vời.

3. Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ

Như đã đề cập lúc đầu tất cả chỉ dẫn liên quan đến hành vi tấn công hay đối đầu Petkung sẽ không đề cập đến. Thay vào đó sẽ là các bài tập để chú chó của bạn biệt nhận diện được nguy hiểm và kịp thời báo động cho chủ nhân.

Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ

Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho chó làm quen với các bài tập là khi chó được 8-12 tuần tuổi. Giai đoạn này cần tập các bài tập điều hướng. việc này rất quan trọng bởi đó là nền tảng dẫn dắt để sau này chó của bạn dễ tiếp thu các bài tập khác.

Bài 1: Điều hướng

  • Tập cho chó ăn trên tay

Giai đoạn chó đươc 2 tháng tuổi, chúng sẽ cực kỳ háu ăn và thông minh. Thay vì để chúng ăn tự do thì bạn cần tập cho chúng ăn có điều kiện. Bạn nên dùng loại đồ ăn mà chó thích thì việc dạy sẽ nhanh hơn, chó sẽ hưng phấn hơn.

+ Cầm đồ ăn giữ trong lòng bàn tay giơ trước mặt, để cho chó con phản xạ tự nhiên, nếu chúng ngửi ngửi và chạm mũi vào lòng tay của bạn lập tức bấm Clicker và thưởng đồ ăn

+ Lặp lại nhiều lần đến khi chó quen phản xạ chạm

  • Hướng di chuyển của chó theo cánh tay

+ Di chuyển tay ra xa nếu chó vươn người với theo lập tức thưởng đồ ăn

+ Thay đổi tay theo nhiều hướng dần dần đến khi chó của bạn liên tục bám theo và chạm vào tay thì thưởng tiếp đồ ăn

+ Tập nhiều lần đến khi chó của bạn hoàn toàn di chuyển theo điều hướng của tay bạn là được

Bài 2: Huấn luyện sủa

Sau khi nền tảng về điều hướng của chó con đã tốt, bạn có thể nâng cấp bài tập tiếp theo – bài tập sủa báo động

  •  Để chó thật đói sau đó cố định chó một chỗ bằng dây xích dài khoảng 1-1,5m
  • Dùng chai lọ hoặc đồ vật tạo nên âm thanh kích thích chó. Khi chó sủa 1 tiếng lập tức thưởng đồ ăn.
  • Trường hợp chó không  bị kích thích bằng cách trên thì dùng đồ ăn ưa thích của chúng buộc vào một sợi dây. Đung đưa trước mắt chọc tức chúng. Khi chúng sủa lập tức thưởng đồ ăn ngay.
  • Lặp lại bài tập trên kèm theo gài khẩu lệnh”sủa”.
  • Khi chó sủa liên tục dùng lệnh “ im” “dừng”… nếu thấy chó ngừng thì thưởng cho chúng.

Bài 3: Huấn luyện sủa cảnh báo có điều kiện

Trong bài huấn luyện này bạn sẽ cần sự giúp đỡ của một thành viên khác để giả lập các tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Bạn có thể tham khảo một vài tình huống sau đây:

  • Bạn cầm đồ ăn huấn luyện đóng của nhốt chú chó trong nhà và đi ra ngoài một lúc. Khi bạn quay trở lại thì gõ cửa hoặc bấm chuông sau đó dùng khẩu lệnh ra lệnh cho chó sủa. Khi chó thực hiện đúng yêu cầu lập tức thưởng đồ ăn ngay. Thay đổi môi trường bằng cách tắt điện giả lập môi trường buổi tối. Lập lại các hành động nhưng không dùng khẩu lệnh và để chó tự sủa. Thưởng mỗi khi chúng đáp ứng đúng mong muốn của bạn.
  • Bạn giả lâp tình huống dắt chó đi daọ, Người hỗ trợ thực hiện hành động đến gần bạn và có thái độ biểu hiện nguy hiểm. Ra lệnh chó sủa. Lặp lại cách huấn luyện như bài trên và thưởng cho chó.
  • Những bài như trông tài sản, bảo vệ trẻ em cũng tương tự như vậy.

4. Một số lưu ý khi dạy chó bảo vệ chủ

Huấn luyện chó là một trải nghiệm đầy thú vị. Người bạn bốn chân sẽ hiểu mong muốn của bạn và sự liên kết giữa bạn và chúng cũng bền chặt hơn. Tuy nhiên có một số lưu ý khi dạy chó bảo vệ bạn cần nhớ dưới đây:

Một số lưu ý khi dạy chó bảo vệ chủ

  • Kiên trì + yêu thương

Việc dạy chó không thể 1 hoặc 2 tuần là được, đó là cả một quá trình tương tác giữa bạn và thú cưng. Nóng vội chỉ gây căng thăng cho cả hai cũng như sự liên kết bị ảnh hưởng. Bạn hãy tạo không khí buổi tập như một buổi chơi của bạn với chó. Khen ngợi và vuốt ve thật nhiều khi chúng làm đúng.

  • Chế độ ăn

Bạn không nên để chó của mình ăn no trước khi tập, như vậy sẽ làm giảm sự ham muốn đồ ăn của chúng. Bạn cũng đừng quá lo lắng việc chó của bạn đói bởi vì khối lượng bữa ăn của chúng đã được cho ăn luôn vào lúc huấn luyện.

Nếu được nên tập hàng ngày và trước giờ ăn của chó 30 phút

  • Phương pháp huấn luyện, dạy dỗ

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi mỗi cá thể chó có một tốt chất hay hệ thận kinh học tập khác nhau. Bạn cần linh hoạt với từng giống chó.

Cách tốt nhất là bạn nhờ đến những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc huấn luyện hỗ trợ bạn. Hoặc bạn có thể gửi thú cưng của mình đến các trung tâm huấn luyện uy tín để được dạy dỗ bài bản và khoa học hơn.

Petkung chúc bạn có nhiều giây phút tuyệt vời bên chú chó của mình  trong các buổi tập nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.