Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Chó mèo bị béo phì - nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Ngày này, Những chủ nuôi ngày càng có xu hướng vỗ béo cho thú cưng của mình, cho đến khi cân nặng của các bé mất kiểm soát và đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Mục lục

1. Bệnh béo phì ở chó mèo là gì?

Bệnh béo phì nói chung, có thể được định nghĩa là tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể đủ để làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ở Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống của thú cưng cũng từ đó tăng theo, rất nhiều những loại chế phẩm, thức ăn, dụng cũ hỗ trợ cho người chủ nuôi thú cưng để chăm sóc cho những chú cún, chú mèo được mập mạp béo tốt. Do đó, gần đây chúng ta có thể thấy những trường hợp thú cưng bị béo phì bắt đầu tăng lên đáng kể, trên mạng lan truyền những trường hợp của các chú chó nặng đến độ không thể tự di chuyển, chủ nuôi phải dùng xe đẩy hàng để di chuyển thú cưng của mình, hay những chú mèo mập tròn, dáng đi lặc lè khệnh khạng, thậm chí động tác uốn mình để liếm lông cũng không làm được.

Với tâm lý “Chó gầy hổ mặt người nuôi” cũng như việc nhìn thú cưng mập tròn rất dễ thương, bắt mắt, những chủ nuôi càng ngày càng có xu hướng vỗ béo cho thú cưng của mình, cho đến khi cân nặng của các bé mất kiểm soát và đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng mới bắt đầu chữa chạy thì đôi khi đã quá muộn. Việc giảm cân cho thú cưng lúc đó cũng rất vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn vô cùng.

Bệnh béo phì ở chó mèo là gì

2. Nguyên nhân bệnh béo phì ở chó mèo

Béo phì có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại vật nuôi, và nguyên nhân chính có thể do nhiều nguyên nhân chính sau:

  • Do ăn quá nhiều hoặc không tập thể dục đủ.
  • Do tâm lý nuôi phải béo mới đẹp như đã đề cập bên trên.
  • Do một số bệnh mà hệ quả của chúng là béo phì.

Dựa trên những nguyên nhân chính, chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm một số nguyên nhân như sau:

  • Chọn sai giống chó: trong khi béo phì có thể có ở mọi loài chó, tuy nhiên, ở một số loài thì nguy cơ này cao hơn nhiều lần do DNA của chúng đã có những đặc điểm này, ví dụ như tốc độ trao đổi chất chậm di truyền (giống ở loài người), hay chúng là loài rất dễ thương khi béo, mà đã dễ thương chúng lại càng được cho ăn nhiều hơn bình thường, chúng ta cứ tưởng tượng ra 1 chú chó ta gầy và 1 chú Pug mặt xệ gầy xem? Hẳn nhiên không thể để chú Pug gầy được rồi đúng không nào?
  • Chọn sai hoặc không quan tâm đến chú thích của loại thức ăn đóng gói cho chúng: ngày nay thức ăn được chế biến sẵn không còn xa lạ, chúng là những loại thức ăn công nghiệp với tỉ lệ phối trộn được tính toán nghiêm ngặt theo cộng đồng nghiên cứu về từng giống chó mèo, ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng cần chất và lượng hoàn toàn khác nhau, nếu chúng ta cẩu thả trong việc lựa chọn thức ăn sẽ khiến chúng thiếu chất này và dư chất khác, béo phì là một trong các hệ quả của việc này.
  • Cho ăn vặt vô tội vạ: việc cưng chiều thú cưng là hoàn toàn bình thường ở chủ nuôi, mỗi khi chơi đùa hay huấn luyện chúng thì việc thưởng cho chúng là cần thiết, tuy nhiên nếu được thưởng quá nhiều lần và mỗi lần quá nhiều thức ăn sẽ gây ra tình trạng chán ăn bữa chính vì thức ăn thưởng thường rất ngon, khi đó chúng ta lại phải cho chúng ăn những bữa chính thật hoành tráng, thật bổ dưỡng thì thú cưng mới chịu ăn, béo phì là đây chứ đâu nữa?
  • Không hiểu hình thể khỏe mạnh của thú cưng: nhiều người cứ thấy chó lộ xương sườn hoặc phần bụng thon gọn thì gọi chúng là “gầy”, trong khi thực tế, những chú có có cơ bắp phát triển đầy đủ, bụng thon, xương mông hơi tròn, cử chỉ linh hoạt, thì đó là những chú chó khỏe mạnh nhất. Tương tự ở mèo, một hình thể thon gọn, phản ứng nhanh nhạy mới là những chú mèo được chăm nuôi tốt.

3. Hậu quả bệnh béo phì của chó mèo

Béo phì thời gian dài ở chó mèo cũng tương tự như ở người, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng,  chất béo dư thừa tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của chó mèo,

Thú cưng béo phì tăng nguy cơ mắc:

  • Nhiều loại ung thư
  • Đái tháo đường.
  • Bệnh tim và tăng huyết áp.
  • Suy hô hấp.
  • Viêm xương khớp và thoái hóa nhanh hơn các khớp bị ảnh hưởng.

Đều là những bệnh mãn tính và cực kỳ nguy hiểm, không có lý do gì để bàn cãi về việc kiểm soát trọng lượng cho thú cưng bắt đầu từ bây giờ cả. Để chúng có cuộc sống tốt đẹp chính là trách nhiệm của những người chủ nuôi chúng ta.

4. Chẩn đoán và cách điều trị bệnh béo phì

Cũng không phải quá phức tạp để biết chó hoặc mèo bị dư cân dẫn tới béo phì, bằng mắt thường chúng ta có thể phân biệt với những đặc điểm sau:

Đối với chó:

  • Có thể nhìn và cảm nhận được đường viền của xương sườn chó mà không có mỡ thừa bao phủ.
  • Có thể nhìn thấy và cảm nhận được vòng eo của chú chó của mình và nó phải được nhìn thấy rõ ràng khi nhìn từ trên xuống.
  • Bụng chó phải hóp lại khi nhìn từ bên cạnh.

Đối với mèo:

  • Có thể nhìn thấy và sờ thấy xương sườn, xương sống và xương hông của mèo.
  • Vòng eo của mèo phải được nhìn rõ khi nhìn từ trên xuống.
  • Bụng mèo không được chảy xệ bên dưới, chỉ nên có một ít mỡ bụng.

Nếu chó/mèo của bạn không có các đặc điểm khỏe mạnh này, hoặc chúng ta nghi ngờ chúng bị dư cân, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn, sẽ có thể có các bài kiểm tra sức khỏe và nếu cần thiết, đề nghị một chương trình giảm cân để giúp chúng trở lại trạng thái sung mãn.

Bệnh béo phì ở cho tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng làm rút ngắn tuổi thọ của bé, Và nếu chẳng may chu cum của bạn gặp phải và qua đời hay nhớ đến Petkung với dịch vụ hỏa táng thú cưng chuyển nghiệp sẽ là hành trang để chú cún của bạn sớm luân hồi chuyển kiếp

Chẩn đoán và cách điều trị bệnh béo phì

5.Cách phòng tránh béo phì cho chó mèo

Như chúng ta đã đề cập, để thú cưng dư cân dẫn tới béo phì hoàn toàn là trách nhiệm của người chủ nuôi, tăng cân ở vật nuôi thường là kết quả của việc cho ăn quá nhiều và lười vận động. Để giữ cho thú cưng của bạn có trọng lượng khỏe mạnh, hãy đảm bảo cung cấp sự cân bằng lành mạnh giữa lượng thức ăn và hoạt động thể chất. Ví dụ: cho chó hoặc mèo của bạn ăn hai đến ba bữa mỗi ngày thay vì cung cấp thức ăn mọi lúc và đảm bảo bao gồm ít nhất một lần đi dạo hàng ngày hoặc một số giờ chơi. Thậm chí ở chó sau 10 tháng tuổi người ta còn khuyến cáo chỉ nên cho ăn 1 lần 1 ngày vì chúng đã phát triển đầy đủ.

Việc duy trì cân nặng hợp lý cho chó mèo còn phụ thuộc vào loại thức ăn chúng ăn hàng ngày. Chủ sở hữu nên chọn thức ăn vật nuôi thích hợp theo độ tuổi, trọng lượng và mức độ hoạt động của con vật. Nói chung, chó và mèo nhỏ tuổi cần tiêu thụ nhiều calo hơn cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể so với chó và mèo già.

Ở những chú cún có chế độ vận động đặc biệt như thi đấu thể thao, nghiệp vụ bảo vệ, an ninh…thì chúng sẽ cần chế độ ăn khác biệt hơn, nhiều năng lượng, giàu protein, và…nước! Cho uống đủ nước rất quan trọng, đây là một trong các sai lầm nghiêm trọng ở chủ nuôi khi lười cho thú cưng uống đủ nước. Nước là môi trường để mọi hoạt động trao đổi chất được diễn ra và vận hành trơn tru, hãy để ý nước uống bạn nhé!

Bạn cũng chú ý đến một số bệnh đặc biệt khiến thú cưng chúng ta có vẻ tăng cân nhưng thực ra thì không phải do ăn uống, ví dụ như bệnh về hormone tăng trưởng mà cơ quan nắm giữ điều phối hormone chính là tuyến giáp, ở bệnh này chó có thể trông to lớn nhưng ăn không nhiều hơn bình thường, còn ở mèo chúng bị kích thích ăn rất nhiều một cách bất thường.

Kết luận, dù việc nuôi thú cưng béo tròn có hấp dẫn chúng ta thế nào đi nữa, với trách nhiệm của một người chủ nuôi hiện đại, chúng ta phải đảm bảo phòng tránh việc tăng cân không kiểm soát cho thú cưng của mình. Ngoài việc chúng ta cần trang bị kiến thức cho bản thân,  Petkung khuyên bạn vẫn rất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y về từng giai đoạn phát triển thú cưng của bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.