Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Chó bị bại liệt - nguyên nhân và cách điều trị đúng cách

1. Bệnh bại liệt ở chó là gì?

Bệnh liệt ở chó xảy ra khi khả năng điều phối các chuyển động của hệ thần kinh trung ương bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn. Bệnh này có thể là vĩnh viễn hoặc có thể chữa khỏi, tùy thuộc vào cách các đường truyền dẫn thần kinh bị thương tổn, nếu bệnh là bẩm sinh thì cơ hội chữa khỏi rất thấp.

Khu vực cơ thể của chó thường bị ảnh hưởng nhất là chân sau. Mặc dù, nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cơ mặt, chân trước hoặc cơ kiểm soát việc đại tiện và tiểu tiện, vẫn có thể bị ảnh hưởng tùy thuộc vào việc các đường dẫn thần kinh bị gián đoạn.

Tất cả các trường hợp tê liệt ở chó, ngay cả những trường hợp hiếm gặp là tê liệt tạm thời, đều là nguyên nhân cần quan tâm và cần được thăm khám thú y ngay lập tức. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu ở chó của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y ngay để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Bệnh bại liệt ở chó là gì

Dưới đây là những điều bạn nên biết về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tê liệt ở chó

2. Các dạng bại liệt ở chó

Khác với người, bệnh bại liệt ở chó có thể chia ra làm 2 loại chính:

  • Liệt nửa người (không thể di chuyển chân sau).
  • Liệt bốn chi (liệt toàn thân).

Chúng ta cũng có thể phân loại theo nguyên nhân, và cũng chia ra làm 2 loại:

  • Liệt bẩm sinh: những chú chó này từ khi sinh ra đã có dị tật thần kinh, dây thần kinh truyền dẫn từ não đến các chi bị đứt đoạn, dạng liệt này không thể chữa khỏi.
  • Liệt bệnh lý: do tai nạn vật lý hay các loại bệnh về xương, nhiễm trùng…đều có thể dẫn đến bại liệt, tuy nhiên dạng liệt này vẫn có thể chữa lành tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân bệnh lý.

3. Dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh bại liệt

Như đã đề cập bên trên, các triệu chứng liệt ở chó có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân và các đường dẫn truyền thần kinh bị tổn thương.

Chân sau là phần cơ thể thường xuyên chịu tác động nhất, nhưng nhiều bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nếu bạn thấy cún cưng của bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y ngay lập tức, dù có phải là bại liệt hay không đều nguy hiểm:

  • Không có khả năng di chuyển chân sau hoặc cả bốn chân.
  • Kéo lê chân sau khi đi bộ.
  • Dấu hiệu đau ở cổ, cột sống hoặc chân.
  • Không kiểm soát được việc đi tiểu hoặc đại tiện.
  • Táo bón.
  • Không tiểu được.
  • Không có khả năng chớp mắt.
  • Tiết dịch hoặc kích ứng mắt thời gian dài kết hợp với một hoặc nhiều dấu hiệu khác.
  • Sụp mí mắt.
  • Làm rơi thức ăn khỏi miệng
  • Chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Nghiêng đầu thời gian dài.
  • Luôn tỏ ra yếu đuối trong những việc bình thường.
  • Chuyển động mắt bất thường (tròng mắt mất cân bằng).
  • Mắt to mắt nhỏ.
  • Mất kiểm soát cổ họng hoặc lạc giọng.
  • Nôn mửa hoặc nôn trớ nhiều.
  • Vấn đề về đường hô hấp.
  • Mất cơ, teo cơ.

Dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh bại liệt

4. Nguyên nhân gây bệnh bại liệt ở chó

Có một số điều kiện có thể gây tê liệt ở chó đó là bất cứ điều gì phá vỡ giao tiếp giữa não và cơ thể sau đó có thể dẫn đến mất phối hợp giữa các cơ quan và không thể di chuyển.

Một số giống chó có nhiều khả năng bị liệt hơn những giống khác. Dachshunds, Basset Hounds và những con chó có lưng dài và nằm thấp so với mặt đất có nhiều nguy cơ mắc bệnh đĩa đệm hơn, một tình trạng mà các đĩa đệm bị vỡ gây áp lực lên dây cột sống.

Ngoài ra, các giống như Boxers, Chesapeake Bay Retrievers, German Shepherd, Irish Setters và Welsh Corgis có khuynh hướng di truyền đối với bệnh thoái hóa tủy, một căn bệnh diễn biến chậm tấn công các dây thần kinh ở chó già và gây ra liệt chân sau.

Dưới đây là một số yếu tố khác có thể dẫn đến tê liệt ở chó:

  • Vết cắn của ve ở da ("chứng tê liệt của ve" do chất độc thần kinh trong nước bọt của bọ ve cái gây ra).
  • Viêm màng não.
  • Bệnh dại.
  • Bệnh Carê
  • Viêm đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương cột sống.
  • Biến dạng cột sống hoặc đốt sống.
  • Viêm đa cơ.
  • Viêm đa dây thần kinh.
  • Nhiễm ký sinh trùng.
  • Tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng (những loại có chứa organophosphates).
  • Tắc mạch máu vì huyết khối (dòng máu đến cột sống bị chặn).
  • Thuyên tắc động mạch chủ (dòng máu bị tắc nghẽn đến chân sau).
  • Khối u hoặc ung thư hệ thần kinh trung ương.
  • Ngộ độc.
  • Bệnh nhược cơ.
  • Suy giáp.
  • Thuyên tắc sợi sụn (một phần của đĩa đệm cột sống bị vỡ và chặn dòng máu)

5. Phương pháp điều trị chó bị bệnh bại liệt

    Bại liệt ở chó được coi là bệnh khó chữa, tuy nhiên vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bại liệt. Do đó, một số trường hợp có thể chữa bằng vật lý trị liệu hoặc thuốc nhưng cũng có nhiều trường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Đây là một lựa chọn khi có tổn thương thần kinh hoặc nếu có khối u, nhưng nói chung điều này được xác định tùy từng trường hợp.

  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ thú y có thể kê đơn châm cứu, mát-xa, kéo giãn và liệu pháp nhiệt để hỗ trợ phục hồi.
  • Chữa bằng thuốc: Các bác sĩ thú y có thể điều trị một số bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn bằng thuốc chống nấm và thuốc kháng sinh. Tình trạng tê liệt do bọ ve thường được giải quyết khi diệt sạch ve chó và kết hợp với thuốc kháng sinh.
  • Chữa bằng phẫu thuật: Các tình trạng khác như bệnh về đĩa đệm, cột sống, đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp hơn và trải qua giai đoạn phục hồi thể chất, tình huống xấu đôi khi phải cắt cụt chi bị ảnh hưởng.

Trong một số trường hợp như liệt bẩm sinh, tất cả những gì chúng ta có thể làm chỉ là kiểm soát triệu chứng. Trong những tình huống này, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc giảm đau và thông tiểu để thoát nước tiểu, kết hợp kê đơn các loại thuốc chống viêm, kháng sinh để giảm viêm loét, chúng ta cũng nên cân nhắc làm xe lăn cho chó để chúng có thể di chuyển được mà không tạo thêm các vết thương khác.

 Theo Petkung sự phục hồi của chó cũng có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào nguyên nhân và phản ứng của từng con chó với việc điều trị. Điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn thú y để được chăm sóc thêm và theo dõi tình trạng và sự tiến triển của chó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: petkungvn@gmail.com

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00-

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.