Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Bệnh cầu trùng ở chó - nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Bệnh cầu trùng ở chó nếu không được phát hiện và lưu tâm một cách cần thiết rất có thể căn bệnh đó sẽ làm hại đến tính mạng thú cưng của bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin cần thiết về nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Bệnh cầu trùng ở chó là một dạng bệnh nhiễm trùng đường ruột do môt loại ký sinh đơn bào tên gọi là Coccidia gây ra. Những ký sinh trùng siêu nhỏ này dành một phần vòng đời của chúng trong các tế bào lót của ruột, phân và gây viêm nhiễm các mô ruột. 

Dù gây hư hại đường ruột nhưng các trường hợp,các bệnh nhiễm trùng ở chó không xuất hiện bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng được gọi là nhiễm trùng cận lâm sàng.

1. Nguyên nhân bệnh cầu trùng trên chó

Nguyên nhân chính khiến chó của bạn bị nhiễm cầu trùng là do chúng nuốt phải noãn bào (cầu trùng chưa trưởng thành)  có trong phân chó và đất bị nhiễm phân.

 Chó nhiễm bệnh bởi các tế bào trứng trong phân. Những tế bào trứng này có khả năng chống chịu rất tốt với nhiều điều kiện môi trường và có thể tồn tại một thời gian trên mặt đất. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, các tế bào trứng này 'sinh sản' hoặc trở thành nhiễm trùng.

 Nếu một con chó nhạy cảm ăn phải các bào tử trứng, các bào tử trứng sẽ giải phóng 'bào tử trùng' xâm nhập vào các tế bào niêm mạc ruột và thiết lập một chu kỳ lây nhiễm ở các tế bào lân cận. Chó cũng có thể bị nhiễm bệnh gián tiếp khi ăn phải chuột, chim bị nhiễm bệnh cầu trùng.

Xem thêm: giun tim ở chó - nguyên nhân & cách phòng bệnh

2. Triệu chứng chó bị nhiễm bệnh cầu trùng

Triệu chứng thường thấy nhất là khi chó bị tiêu chảy. Nhưng có rất nhiều chú chó không hề có bất cứ triệu chứng nào biểu hiện ra. Đặc biệt với những chú chó ăn uống tốt, sức khỏe tốt, bệnh cầu trùng không và chẳng gây ảnh hưởng nhiều đến chúng.

Triệu chứng chó bị nhiễm bệnh cầu trùng

Nhưng với những chú chó đã lớn tuổi, chó nhỏ hoặc những chú chó đang bệnh nặng hoặc suy nhược cơ thể. Bạn cần đưa chúng đến ngay bệnh viện thú y nếu thấy có các triệu chứng như: chảy nhiều nước, bỏ ăn, mất nước, chướng bụng và nôn mửa.

 Trong trường hợp nguy nghiêm trọng, bệnh nhiễm cầu trùng có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Bệnh ho cũi chó - dấu hiệu & cách điều trị 

3. Chuẩn đoán và cách điều trị chó nhiễm cầu trùng

3.1. Chuẩn đoán

Sau khi khám sức khỏe, bác sĩ thú y sẽ xét nghiệm phân của thú cưng của bạn. Kết quả phải được lấy từ mẫu dưới 24 giờ và mẫu tươi nhất mà bạn có thể cung cấp luôn là mẫu tốt nhất.

Bệnh cầu trùng thường được chẩn đoán bằng cách thực hiện xét nghiệm tuyển nổi phân để tìm bào trứng dưới kính hiển vi. Vì trứng của ký sinh trùng đơn bào nhỏ hơn nhiều so với trứng giun trong ruột, nên phải kiểm tra thật cẩn thận. Việc phát hiện dễ dàng hơn khi sử dụng dung dịch tuyển nổi kẽm sulfat.

 Nhiễm một số loại ký sinh trùng ít phổ biến hơn có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.

 3.2. Cách điều trị chó nhiễm cầu trùng

 Theo kinh nghiệm từ những trường hợp điều trị trước đây. Bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng đến liệu trình kháng sinh. Một loại kháng sinh sulfa gọi là sulfadimethoxine, thường được dùng trong 1-3 tuần. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể cần điều trị liên tục nhiều đợt

 Nếu tiêu chảy nghiêm trọng và con chó của bạn bị mất nước, có thể cần dùng các loại thuốc và phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như truyền dịch qua đường tĩnh mạch, bù nước đã mất và thuốc bổ trợ để phục hồi sức khỏe.

Nếu vật nuôi của bạn gặp phải trường hợp nhẹ hơn của bệnh cầu trùng, chúng có thể được điều trị tại nhà và sẽ được cho dùng thuốc để tiêu diệt ký sinh trùng.

Xem thêm: bệnh u mỡ ở chó - nguyên nhân - dấu hiệu

Cách điều trị chó nhiễm cầu trùng

4. Cách phòng ngừa bệnh nhiễm cầu trùng cho chó

Vệ sinh

Điều này cực kỳ quan trọng để tránh lây nhiễm trong cộng đồng. khu vực sinh sống của chó cần được khử trùng định kỳ bằng dung dịch sát khuẩn mạnh. Phần chất thải(phân) của chó gần được dọn ngay khi chúng thải ra.

Dinh dưỡng

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để chó đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng tự nhiên tốt nhất. Trong khẩu phần ăn của thú cưng cũng cần bổ xung thêm chất sơ, rau xanh để hệ tiêu hóa được hỗ trợ hoạt động tốt nhất.

Chích ngừa

Với những chú chó nhỏ cần tiêm đủ các mũi vacxin theo chỉ định của bác sĩ để hệ miễn dịch cơ thể được đảm bảo, sẵn sang kích hoạt khi có virus,vi khuẩn xâm nhập từ đó hỗ trợ cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn

Cách ly

Nếu một trong những chú chó của bạn không may xét nghiệm và nhiễm cầu trùng. Cần lập tức cách ly ở một khu vực riêng để tránh lây lan cho những thành viên khác. Chuồng trại cách ly cần được sát trùng thường xuyên bàng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc hơi nước nóng 100*C.

Vậy tổng hợp lại tất cả thông tin trong bài viết trên phần nào đã giúp bạn có đủ thông tin hơn về bệnh cầu trùng ở chó rồi phải không? Petkung hy vọng bạn luôn vui vẻ và nhiều khoảnh khắc cùng  thú cưng của mình nhé bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.