Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

 giun tim ở chó: nguyên nhân & cách phòng bệnh

"Nhiễm giun ở chó có thể khó phát hiện đến khi bệnh nặng. Bệnh giun tim là một ví dụ, bênh có thể lấy đi tính mạng của chú chó của bạn nếu không được điều trị triệt để"

Mục lục

1. Bệnh giun tim ở chó là gì?

Bệnh giun tim ở chó là một bệnh lý diễn tả tình trạng chú chó của bạn bị nhiễm ký sinh trùng giun dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim nặng, viêm phổi và tổn thương các cơ quan  khác và dẫn đến tử vong ở vật nuôi.

2. Nguyên nhân chó bị nhiễm giun tim

Nguyên nhân chính khiến chó bị nhiễm bệnh là một loại giun ký sinh có tên là Dirofilaria immitis gây ra. Muỗi là vật chủ mang ấu trùng giun và lây nhiễm giun qua các vết đốt của muỗi. Sau khi ấu trùng giun xâm nhập cơ thể, chúng sẽ trưởng thành,giao phối và sinh sản ra nhiều cá thể giun khác rồi cùng ký sinh trong cơ thể chó.

Nguyên nhân chó bị nhiễm giun tim

Muỗi là vật chủ trung gian, có nghĩa là những con giun sống bên trong con muỗi trong một thời gian chuyển tiếp ngắn để trở nên lây nhiễm (có thể gây ra bệnh giun tim). Giun được gọi là "giun tim" vì những con trưởng thành sống trong tim, phổi và các mạch máu liên quan của động vật bị nhiễm bệnh. Ở con chó mới nhiễm bệnh, mất khoảng 6 đến 7 tháng để ấu trùng nhiễm bệnh phát triển thành giun tim trưởng thành

Bệnh giun tim không lây, có nghĩa là một con chó không thể mắc bệnh khi ở gần một con chó bị nhiễm bệnh hoặc ngửi phân của chó đang nhiễm bệnh. Bệnh giun tim chỉ lây qua vết muỗi đốt.

 3. Các triệu chứng bệnh giun tim ở chó

Với tình trạng ở những cá thể chó bị nhiễm giun nhẹ thì gần như bạn sẽ không thấy biểu hiện hay triệu chứng gì lộ ra bên ngoài.

Với những trường hợp bệnh nặng sẽ xuất hiện những biểu hiện sau đây:

  • Ho từng cơn, khó thở, da và nướu răng đổi màu xanh hoặc tím, khạc ra máu, thi thoảng chó bị choáng váng ngất xỉu.
  • Chó bị chảy máu mũi, trong bụng có tụ dịch bất thường. Càng những chú chó vận động nhiều thì các biểu hiện này càng rõ ràng. Khi khám thực tế bằng các dụng cụ y khoa như siêu âm, X-quang kết quả sẽ có thể thấy là giun chết hoặc có cục máu đông hoặc các mảnh giun làm tắc mạch máu.

4. Các cấp độ nhiễm bệnh giun tim trên chó

  • Cấp độ 1: Cấp độ này chó của bạn mới chớm nhiễm giun và gần như không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ như ho thỉnh thoảng.
  • Cấp độ 2: Giai đoạn này số lượng ấu trùng giun cũng như giun trưởng thành ký sinh trong tim vật chủ ở mức tương đối. Các triệu chứng nhẹ đến trung bình như ho thỉnh thoảng và mệt mỏi sau khi vận động nhẹ
  • Cấp độ 3: Các triệu chứng nghiêm trọng hơn như biểu hiện ốm yếu, ho dai dẳng và mệt mỏi sau khi hoạt động nhẹ. Ở cấp độ này chó có dấu hiệu sự khó thở và các dấu hiệu cưa sự suy tim. Đối với bệnh giun tim loại 2 và 3, các thay đổi ở tim và phổi thường được nhìn thấy trên phim chụp X-quang ngực.
  • Cấp độ 4: đây là giai đoạn bênh rất nặng, các bác sĩ hay thường gọi tình trạng nhiễm giun tim cấp độ 4 là hội chứng caval. Lượng giun ký sinh trong tim phổi khá lớn, giun trưởn thành và có đủ loại kích cỡ trở nên đông đúc làm cản trở sự lưu thông máu về tim và phổi. Tình trạng này đe dọa trực tiếp tới tính mạng của chú chó và gần như các cá thể chó mắc giun tim cấp độ 4 không thoát khỏi bàn tay tử thần

Giai đoạn 4 là giai đoạn mà không phải tất cả những con chó bị bệnh giun tim đều bị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh giun tim sẽ tiến triển và gây hại cho tim, phổi, gan và thận của chó, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.   

==> Nếu điều không may xảy đến và cún cưng của bạn phải ra đi. Hãy để Petkung thay bạn làm điều ý nghĩa cuối cùng với bé cùng dịch vụ hỏa táng chó mèo tận tâm - trọn tình nghĩa tại TPHCM. Sự ra đi của bé sẽ cứu giúp rất nhiều chú chó bị bỏ rơi khác chúng tôi sẽ sử dụng phí dịch vụ hỏa táng này để chăn lo cho hơn 20 bé tại mái ấm Petkung.

5. Cách diều trị chó nhiễm giun tim đúng cách

Trước khi có quyết định điệu trị cụ thể các bác sĩ thú y cần làm một số xét nghiệm chuẩn đoán để khoanh vùng mức độ nghiêm trọng của bệnh một cách chính xác. Các xét nghiệm cần thiết có thể là:

  • Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng nguyên đối với giun tim trưởng thành (xét nghiệm kháng nguyên, ELISA). Thử nghiệm này được thực hiện trên một mẫu máu
  • X quang phổi (X-quang): Chụp X quang thường được khuyến cáo ở những con chó bị bệnh giun tim, để đánh giá mức độ tổn thương tim và phổi trước khi bắt đầu điều trị.
  • Xét nghiệm máu (đếm tế bào máu toàn bộ, sinh hóa huyết thanh). Các xét nghiệm máu cũng có thể được khuyến nghị trước khi điều trị bệnh giun tim, để đánh giá sự hiện diện của tổn thương cơ quan liên quan đến giun tim.

"Gợi ý cho bạn: Siêu âm chó mèo - những kiến thức cần biết"

5.1. Điều trị ở các giai đoạn 1,2,3

Với tình trạng nhiễm giun ở chó trong giai đoạn 1,2,3 các bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc tẩy giun được nghiên cứu là có hiệu quả cũng như được cấp phép bởi các tổ chức y tế cấp cao. Các loại thuốc hiện nay có tác dụng tiêu diệt giun lên đến 95% mà không gây tác dụng phụ.

Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể dùng đến phương pháp tiêm thuốc khi điều trị, Thuốc tiêm, melarsomine (biệt dược Immiticide®), được dùng để diệt giun tim trưởng thành. Melarsomine tiêu diệt giun tim trưởng thành trong tim và các mạch lân cận. Hầu hết các con chó được tiêm một mũi ban đầu, sau đó là khoảng thời gian 30 ngày nghỉ ngơi, và sau đó là hai mũi tiêm nữa cách nhau 24 giờ.

Nên nhớ rằng chú chó của bạn tuyết đối hạn chế vận động, cần nghỉ ngơi một chỗ để không kích động giun xâm lấn các bộ phận khác trong cơ thể.

Một số cá thể chó bị bệnh giun tim nặng có thể cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chế độ ăn kiêng đặc biệt, thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng tích tụ trong phổi và hoặc thuốc để cải thiện chức năng tim trước khi điều trị giun tim. Ngay cả khi giun tim đã bị tiêu diệt hết, một số con chó có thể phải điều trị suốt đời vì bệnh suy tim. Điều này bao gồm việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc tim như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta hoặc glycoside tim và chế độ ăn kiêng riêng biệt

5.2. Cách điều trị chó nhiễm giun tim giai đoạn 4

Với những chú chó không may mắn nhiễm giun tim giai đoạn 4 thì hy vọng sống sót thật sự rất rất mong manh. Chỉ có một biện pháp duy nhất để điều trị là phẫu thuật tim phổi. Tuy nhiên với hy vọng cứu sống được chú chó gần như không thể nên các bác sĩ có thể sẽ không điều trị nếu thấy thú cưng trong giai đoạn này.

Cách diều trị chó nhiễm giun tim đúng cách

6. Cách phòng bệnh chó bị giun tim hiệu quả

Chắc chắn là cách điều trị giun hiệu quả nhất là phòng bệnh phải không bạn. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ thú y để đặt vấn đề phòng ngừa cho thú cưng.

Hiện tại có sẵn các chế phẩm thuốc tẩy giun, ngừa giun định kỳ mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận. Ngoài loại thuốc tiêm ngừa giun, cũng có các loại thuốc uống ngừa giun tim có chứa các thành phần khác có hiệu quả chống lại một số loại giun đường ruột (chẳng hạn như giun đũa và giun móc) và các loại ký sinh trùng khác (như bọ chét, ve và ve tai).

Tóm lại việc quan trọng nhất là bạn phòng ngừa cho chính thú cưng của mình ngay từ lúc chúng còn nhỏ. Tiêm chủng cũng như sổ giun định kỳ là việc làm cực kỳ quan trọng để đảm bảo một chú chó khỏe mạnh đậy bạn à. Petkung cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.