Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Bệnh lepto ở chó - cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

"Sau khi chó bị nhiễm khuẩn bệnh Lepto,vi khuẩn sẽ tự phân chia và nhân lên trong máu và sau đó di chuyển vào các mô. Chúng tập trung nhiều ở gan và thận, gây tổn thương trên diện rộng các cơ quan này"

Mục lục

Petkung cùng bạn tìm hiểu về cách nhận biết và phòng tránh bệnh Lepto trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh Lepto ở chó là gì?

Bệnh Lepto hay bệnh vàng da ở chó là loại bệnh do vi khuẩn Leptospira gây ra. Bệnh này đặc biệt gây tổn thương nghiêm trọng đến thận và gan, trong trường hợp nặng có thể gây thiệt mạng. Vi khuẩn lây lan qua dấu vết nước tiểu của chó bị nhiễm bệnh. Mẫu bệnh phẩm có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài bên ngoài

Bệnh Lepto ở chó là gì

Bệnh Lepto ở chó hiện hành khắp nơi trên thề giới, dù ở nông thôn hay thành thị. Nghiêm trọng hơn là việc vi khuẩn có thể lây lan từ chó sang nhiều động vật khác với những biến thể thành bệnh Lepto khác nhau

2. Nguyên nhân gây bệnh Lepto ở chó?

Nguyên nhân chính là do xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh trong đó cách thức lây nhiễm giũa các cá thể chó với nhau là việc chúng đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu,nền đất ẩm nhiều ngày. Những chú chó khỏe mạnh tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm vi khuẩn

  Vi khuẩn Leptospira xâm nhập vào lớp niêm mạc mềm của mũi, miệng và mí mắt,và cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết loét hở và vết xước trên da.

3.Triệu chứng của bệnh Lepto?

Sau khi chó bị nhiễm khuẩn,vi khuẩn sẽ tự phân chia và nhân lên trong máu và sau đó di chuyển vào các mô. Chúng tập trung nhiều ở gan và thận, gây tổn thương trên diện rộng các cơ quan này.

 Hầu hết các cá thể chó có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ sinh ra kháng thể để nhanh chóng loại bỏ hầu hết Leptospira sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình phân chia và nhân lên trong cơ thể vi khuẩn gây tổn thương dẫn đến triệu trứng suy gan hoặc suy thận, thậm trí cả hai.

Triệu chứng của bệnh Lepto 

 

Triệu trứng thường thấy khi chó bị bệnh Lepto là:

  • Chó có biểu hiện như lờ đờ, suy nhược, chán ăn, nôn mửa(đôi khi triệu trứng này có thể giống với nhiều căn bệnh khác)
  •  Do vi khuẩn tấn công nên chó sẽ sốt cao, khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nước tiểu có màu vàng đục, đôi khi có thể có thể có lẫn máu trong đó.
  • Chó xuất hiện vàng da. Kiểm tra kỹ vùng nướu lợi,lòng trắng của mắt sẽ thấy màu vàng rõ rệt nhất và có thể có máu nếu trường hợp bệnh đã trở nên nạng
  • Những cá thể chó nhiễm bệnh nhưng ở trạng thái nhẹ thì gần như không có triệu trứng gì.

3.1. Bệnh Lepto ở chó có chữa được không?

May mắn là bệnh Lepto ở chó đã có cách điều trị và hoàn toàn chữa khỏi được bạn nhé.

Trường hợp nhẹ chó có thể tự phục hồi, trường hợp xấu hơn nhiễm trùng nặng, suy gan thận nặng khả năng cao chó sẽ thiệt mạng. Những cá thể chó đã hồi phục nhưng vẫn mang Leptospira trong cơ thể(thường là trong thận) rất dễ truyền bệnh cho những chó khác.

==> Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và cứu chữa kịp thời có thể gây ra tử vong ở chó. Nếu chẳng may căn bệnh đã đến giai đoạn cuối và điều không lành xảy đến. Hãy để Petkung thay bạn đưa bé về nơi an nghỉ cuối cùng với dịch vụ mai táng chó mèo tận tâm – trọn tình – vẹn nghĩa

3.2. Bệnh Lepto ở chó có lây sang người không?

Thật không may là bệnh Lepto có thể lây lan trong rất nhiều các loài động vật khác nhau và cả người nữa. Khi các  Leptospira xoắn khuẩn xâm nhập cơ thể người chúng phân chia và trở thành các biển thể khác gây nên bệnh Lepto ở người. Trẻ em và người có tuổi ốm yếu có nguy cơ nhiễm Leptospira xoắn khuẩn từ chó bị nhiễm bệnh cao nhất do sức đề kháng yếu.

Đôi khi những triệu chứng biểu hiện trên người khi bị nhiễm bệnh là không rõ ràng lắm. Cách để bạn bảo vệ bản thân là đeo găng tay cao su và đeo khẩu trang khi nghi ngờ thú cưng mắc bệnh.

4. Phương pháp điều trị bệnh Lepto ở chó?

Tất cả thông tin Petkung cung cấp bạn chỉ nên coi như một tài liệu tham khảo. Khi chó của bạn có dấu hiệu của bệnh Lepto hay những căn bệnh khác thì không nên tự mình điều trị ở nhà. Hay đưa chó đi khám để các bác sĩ có chuyên môn giúp đỡ bạn

Thời gian từ khi  chó tiếp xúc với vi khuẩn đến khi phát bệnh thường từ 5 đến 14 ngày. Khi phát bệnh các phác đồ sử dụng khác sinh để điều trị được đưa ra.

Điều trị bằng doxycycline (5 mg / kg / ngày, IV hoặc PO) trong 2 tuần. Đối với những cá thể chó không thể dung nạp doxycycline, điều trị ban đầu bằng penicillin là thích hợp. Lượt điều trị này chỉ nên được thực hiện sau khi đã điều trị một đợt doxycycline kéo dài 2 tuần để loại bỏ giai đoạn nhiễm trùng ở thận. 

Những chú chó  trong đàn hoặc nghi ngờ nhiễm vi khuẩn gây bệnh Leptoleptospirosis gần đây thì có thể điệu trị dự phòng bằng  cách cho uống các dược phẩm thuốc có chứa doxycycline trong 2 tuần.

 

Những trường hợp suy thận nặng ở chó, các biện pháp như chạy thận nhân tạo hoặc lọc  máu được đề xuất

5. Làm sao để phòng tránh cho chó không bị bệnh Lepto?

Tiêm chủng Vacxin

Chích ngừa có thể không bảo vệ chó yêu của bạn 100% nhưng đó là biện pháp bảo vệ chủ động và hiệu quả nhất bạn có thể làm. Các huyết thanh từ vacxin được đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống đề kháng tự nhiên. Trong trường hợp rủi ro chó tiếp xúc với vi khuẩn, hệ thống này sẽ chủ động tiêu diệt và đào thải chúng.

Kiểm soát các động vật mang bệnh trung gian

Chuột bọ và một số loài gặm nhấm sinh sống gần chỗ ở của chó có thể mang và lây lan vi khuẩn Lepto. Ban cần giữ cho chú chó của mình tránh xa khu vực lưu rác thải. Có hành động cảnh báo tới chúng khi thấy chó chơi đùa hoặc tấn công chuột hay các động vật tương tự

Kiểm soát chó của bạn khi đến những nơi lạ

Khu vực ẩm thấp,môi trường không đảm bảo vệ sinh, có nhiều những cá thể chó sống hoang dã sẽ là mầm mống lây nhiêm bệnh dê dàng nhất. Không để chó của bạn tự do đi lại, đánh hơi trên nền đất hay chơi đùa với những con chó hoang.

Một số biện pháp phòng tránh từ bản thân người chủ

  • Không xử lý hoặc tiếp xúc với nước tiểu, máu hoặc mô từ vật nuôi bị nhiễm bệnh của bạn trước khi nó được điều trị thích hợp.
  • Nếu bạn phải tiếp xúc với mô hoặc nước tiểu của chó bệnh hãy mặc quần áo bảo hộ, chẳng hạn như găng tay và ủng, đặc biệt nếu bạn có rủi ro nghề nghiệp (công nhân nông trại và công nhân thoát nước).
  • Theo nguyên tắc chung, luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng hoặc bất cứ thứ gì có thể dính phân của thú cưng.
  • Nếu bạn đang vệ sinh các dụng cụ hay khu vực chứa nước tiểu của vật nuôi bị nhiễm bệnh, hãy sử dụng cồn 70 độ trở lên hay dung dịch tẩy rửa kháng khuẩn hoặc dung dịch gồm 1 phần thuốc tẩy gia dụng trong 10 phần nước
  • Đảm bảo rằng chó bị nhiễm bệnh của bạn tuân thủ theo đúng liệu trình được đưa ra và luôn cập nhập tình trạng sức khỏe  với bác sĩ.

Bệnh Lepto chưa phải là một căn bệnh không có thuốc chữa nhưng những tổn thương mang lại cho chú chó của bạn thì không thể chủ quan được. Tốn kém tiền bạc,thời gian cũng như công sức của bạn khi chúng nhiễm bệnh là không thể tránh được. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết tại Petkung để bảo vệ chó yêu của mình được tốt nhất bạn nhé. Dịch vụ mai táng chó mèo,thú cưng chu đáo  cũng là một gợi ý nhẹ nhàng của chúng tôi để giúp bạn bình tĩnh quyết định nếu không may điều tồi tệ nhất xảy ra với thú cưng của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.