Bệnh parvo ở chó - cách nhận biết | chữa trị | phòng tránh
- 1.Bệnh Parvo ở chó là gì?
- Dạng ruột
- Dạng tim
- Nhiễm trùng thai nhi
- 2. Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó
- 3. Triệu chứng của bệnh Parvo
- 3.1. Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu?
- 3.2. Bệnh Parvo ở chó có chữa được không?
- 3.3. Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?
- 3.4. Bệnh Parvo ở chó có lây sang mèo không?
- 4. Phương pháp điều trị chó bị Parvo
- 5. Làm sao để phòng tránh cho chó không bị bệnh Parvo?
1.Bệnh Parvo ở chó là gì?
Là một dạng bệnh do virus Canine parvovirus (cùng họ với loại virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970. Virus Pravo tác động gậy nên chứng viêm ruột,viêm dạ dày, xuất huyết ruột , xuất huyết dạ dày. Bệnh có khả năng lây nhiễm thành dịch cũng như gậy thiệt mạng cho chó con rất cao lên đến 90% nếu chú chó dưới 6 tháng tuổi và không được chích ngừa đầy đủ
Có những thể Pravo phổ biến dưới đây:
Dạng ruột
Sau khi chó bị lây nhiễm, virus sẽ nhân lên trong mô bạch huyết trong cổ họng, và sau đó lan truyền vào máu. Từ đó virus tấn công các tế bào đang phân chia, đặc biệt là các tế bào trong hạch bạch huyết , đường ruột và tủy xương sau đó sinh ra các tế bào hoại tử và phá hủy các đoạn ruột.
Dạng tim
Đây là dạng ít phổ biến hơn so với dạng ruột. Dang tim ảnh hưởng đến chó con bị nhiễm trùng trong tử cung hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh cho đến khoảng 8 tuần tuổi. Virus tấn công cơ tim và Lớp niêm mạc của các mạch máu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các tổn thương ở vùng này xuất huyết.
Chó con thường thiệt mạng đột ngột hoặc sau một thời gian ngắn khó thở do phù phổi.
Nhiễm trùng thai nhi
Dạng này hình thành khi chó mẹ mang thai và không may nhiễm Virus Pravo. Virus có thể đã đi qua nhau thai để lây nhiễm sang chó con gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
2. Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó
Nguyên nhân chính gây nên bệnh Pravo chính là việc chú chó của bạn bị Virus Canine parvovirus tấn công. Virus này hiện khộng có thuộc đặc trị và không thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
Có nhiều tình huống khiến chó của bạn bị nhiểm bệnh như:
- Trong một đàn có một cá thể bị nhiễm bệnh
- Chó mẹ bị nhiễm bệnh truyền cho chó con
- Chó khỏe mạnh tiếp xúc với phân, mẫu bệnh phẩm hoặc chất thải có chứa virus bệnh
3. Triệu chứng của bệnh Parvo
3.1. Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu?
Thông thường ở chó con và chó trưởng thành từ khi bắt đầu nhiễm virus đến khi phát bệnh là 4-5 ngày. Thời gian bệnh tấn công chúng dài ngày hay ngắn ngày còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thú cưng. Những chú chó có sức đề kháng tốt và có tiêm phòng từ đầy đủ, thời gian nhiễm bệnh sẽ rất ngắn và có khả năng cao vượt qua được nguy hiểm.
Những chú chó không được tiêm phòng và sức đề kháng yếu thì sẽ mất rất nhiều thời gian thậm chí không thể qua khỏi.
Sau khi vượt qua được giai đoạn chiến đấu với bệnh Pravo, virus tồn tại trong cơ thể thú cưng từ 10-15 ngày sau đó và có thể lây nhiễm sang thú cưng khỏe mạnh khác
3.2. Bệnh Parvo ở chó có chữa được không?
Hiện tại chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh Pravo. Nếu không may thú cưng của bạn bị nhiễm bệnh cách duy nhất là điều trị hỗ trợ từng giai đoạn để hệ miễn dịch của bản thân thú cưng đủ khả năng đương đầu với virus.
Những chú chó khỏe mạnh hay bản thân đã có lịch sử tiêm phòng nếu virus xâm nhập vào thì sẽ bị suy yếu, khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn.
3.3. Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?
Chưa có trường hợp nào ghi nhận việc Virus Pravo lây từ chó sang người, và chưa có nghiên cứu chính quy về trường hợp này. Bởi cơ chế nhiễm bệnh cũng như cấu tạo sinh học của người và chó hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên tuy nhiên Người có thể truyền parvo từ con chó nhiễm bệnh sang con chó khỏe mạnh nếu mẫu bệnh phẩm lưu trên trên quần áo, giày dép hoặc tay.
Hiện chỉ có một loại virus có thể lây nhiễm từ chó sang người đó là Virus dại.
3.4. Bệnh Parvo ở chó có lây sang mèo không?
Người ta nhận thấy rằng virus Pravo trên chó và mèo có cùng họ hàng nhưng chưa có câu trả lời chính xác về việc virus có lây từ chó sang mèo. Nếu nhà bạn có nuôi cả chó lẫn mèo thì nên cách ly khi chúng nhiễm bệnh để trách những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.
4. Phương pháp điều trị chó bị Parvo
Thông tin Petkung cung cấp dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Do bệnh Pravo rất nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị bạn nên đưa chó của mình đến bệnh viện thú y gần nhất để các bác sĩ chuyên môn chữa bệnh cho thú cưng của mình.
Các bước điều trị như sau:
- Khám tổng quát và lấy mẫu test virus Pravo bằng phương pháp xét nghiệm sinh hóa phát hiện kháng nguyên (ELISA). Phương pháp này sẽ kiểm tra phân chó xem có bị mắc Parvo hay không. Phương pháp này có thể được thực hiện trong phòng khám của bác sĩ thú y có chuyên môn và trang thiết bị máy móc đầy đủ để xác định tình trạng bệnh
- Cho chó uống thuốc chống nôn nếu hiện tượng nôn tần suất liên tục.
- Cần truyền dịch cho chó để cải thiện tình trạng mất nước do chó khi nhiễm Pravo sẽ tiêu chảy thường xuyên
- Tiêm cho chó một số loại vitamin A,B,C…hoặc truyền kháng sinh để có thể ngăn ngừa được việc nhiễm trùng huyết, chống nhiễm trùng như Unasyl, Baytril, Ampicillin…
- Sử dụng Glucose 5% hay 10%, Ringer Lactate…để truyền cho chó nhằm bổ sung nước, các chất điện giải
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm đặc trị như Tamiflu…
- Ngoài ra mèo cần được bổ sung thêm một số loại thuốc bổ để tăng cường, cải thiện sức khỏe như Bydyzyl, Catosal…
- Toàn bộ quá trình trên cần lưu trú tại phòng khám để các bác sĩ có chuyên môn tiện theo dõi và cấp cứu khi cần thiết.
5. Làm sao để phòng tránh cho chó không bị bệnh Parvo?
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi theo khuyến cáo
Sức đề kháng của chó con rất yếu, hầu hết các kháng thể sẽ mất đi khi chó được 7-8 tuần tuổi. Tiêm vacxin giai đoạn này gúp hệ miễn dịch đủ khả năng bảo vệ cho chó không những bệnh Pravo mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Bản chất của việc tiêm vacxin là đưa vào cơ thể chó 1 lượng virus đã được làm yếu. Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ virus đó và sinh kháng thể tiêu diệt.
Chó con nên được tiêm phòng lúc được 8 tuần tuổi, tiêm lần hai sau lần đầu 30 ngày. Tiêm mũi nhắc lại 1 năm một lần
- Dinh dưỡng
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức khỏe bản thân thú cưng.
- Vệ sinh chuồng ở và khu vực xung quanh
Đâu đó có thể nguồn bệnh lây lan và phát tán trong không khí, bạn cần định kỳ vệ sinh bằng dung dịch sát trùng hay cồn 70*C trở lên đảm bảo môi trường sinh sống của chó.
Dọn thật sạch phân và chất thải của chó quanh nhà. Virus có thể tồn tại trong phân ở môi trường bên ngoài nhiều tháng liền. Chỉ cần chó ngửi qua, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
- Quản lý vùng di chuyển của thú cưng
Bạn cần hạn chế đưa chó đến những nơi công cộng tụ tập nhiều cá thể chó khác nhau nhất là những cá thể chó hoang. Bởi dịch khoang miệng có thể là khu vực lưu trú của virus. Những chú chó chơi đùa và rất dễ truyền bệnh cho nhau
- Cách ly chó bị bệnh
Lập tức cách ly ngay cá thể bị bệnh khỏi những con chó khỏe mạnh khác do Virus Pravo lây nhiễm rất nhanh. Vệ sinh thật kỹ nhưng chỗ chó nôn mửa hay tiêu chảy bằng các dung dịch tẩy rửa có tính sát trùng cao
Trường hợp chó của bạn không may qua đời bạn không nên vội vàng đưa về chú chó mới. Hãy đợi đủ 30 ngày hoặc lâu hơn do Virus vẫn có thể tồn tại trong nhiều ngày sau đó, thậm trí cả tháng.
Với thú cưng qua đời bạn cần thực hiện cẩn thận tránh để virus lây lan ra môi trường bên ngoài. Tuyệt đối không thả sông hoặc bỏ thùng rác công cộng. Nếu chôn cất thì cần chôn sâu 1-2m kèm theo việc bón vôi khử trùng 2-3 lớp. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo phương án sử dụng dịch vụ hỏa táng chó mèo, thú cưng vừa đảm bảo sử lý triệt để virus cũng như mang đến sự trọn vẹn tình nghĩa với người bạn bốn chân.
Petkung hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Bạn nhớ cập nhập liên tục để có thêm nhiêu thông tin giá trị nhé