Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Chó, mèo bị sán dây: cách phát hiện & điều trị hiệu quả

chó bị sán dây hoặc mèo bị sán dây là một trong những bệnh lý rất có hại cho sử phát triển của thú cưng, Sán dây không những hút hết chất dinh dưỡng chó mèo mà còn tạo nên chứng viêm niêm mạc ruột, nhiễm trùng ruột nguy hiểm

Mục lục

1. Bệnh sán dây ở chó mèo

Sán dây là loại ký sinh trùng ảnh hưởng đến chó và mèo. Chúng cư trú trong ruột và mặc dù hiếm khi gây ra các triệu chứng lâm sàng hoặc bệnh tật cho vật nuôi, vì bản chất chúng phải cố gắng ẩn náu trong cơ thể vật chủ thì chúng mới có thức ăn, chúng sẽ cướp đi các chất dinh dưỡng quan trọng của vật chủ. Sán dây khiến chúng ta cảm thấy kinh hãi và ghê tởm khi nhìn thấy.

Loại sán dây phổ biến nhất là do bọ chét lây lan. Vật nuôi như chó mèo dễ mắc phải loài sán dây này khi chúng nuốt phải bọ chét trong khi chúng tự chải chuốt, làm sạch cơ thể. Các loại sán dây khác lây lan qua thức ăn được chế biến không đúng cách và môi trường sống đất tự nhiên, thiếu vệ sinh. Tuy nhiên, sán dây tương đối dễ phòng ngừa và diệt trừ.

Giữ cho thú cưng của bạn không bị nhiễm sán dây là điều quan trọng đối với cả sức khỏe của thú cưng của bạn, cũng như sức khỏe của những người chăm sóc con người tiếp xúc với chúng. Sán dây có thể lây sang người trong một số trường hợp.

Bệnh sán dây ở chó mèo

2. Các nguyên nhân chó mèo bị lây nhiễm sán dây

  • Bọ chét lây lan loại sán dây phổ biến nhất (gọi là Dipylidium) ở chó và mèo. Những động vật không được kiểm soát bọ chét thích hợp sẽ có nguy cơ bị nhiễm bọ chét cao hơn.
  • Các loại sán dây khác (được gọi là Echinococcus) có thể bị nhiễm từ thịt sống. Động vật có chế độ ăn có thịt sống được chế biến không đúng cách có thể bị nhiễm sán dây. Những vật nuôi săn và tiêu thụ động vật con mồi, chẳng hạn như chuột chũi, chuột hoặc chim cũng có thể bị nhiễm sán dây.
  • Chó ăn phải phân cũng có thể bị nhiễm sán dây Echinococcus.
  • Chó mèo liếm phải những vùng đất, nước, cây cỏ, bãi rác…có chứa ấu trùng sán dây.

"Gợi ý cho bạn: Ve chó là gì? tác hại của ve chó"

3. Các triệu chứng bệnh sán dây ở chó, mèo

Bệnh sán dây, hay nhiễm ký sinh trùng nói chung ở chó mèo đều có mức độ nặng nhẹ khác nhau, thời gian nhiễm bệnh đến khi phát bệnh thường khá lâu vì sán cần thời gian phát triển và thường thì chúng phải ẩn mình để sống sót.

Khi sán đủ trưởng thành, chúng sẽ gây ra một số triệu chứng thể hiện ra ngoài mà chúng ta có thể thấy được, chủ yếu dựa vào việc chẩn đoán phân của chó mèo thải ra. Chúng ta có thể chia làm 2 trạng thái bệnh:

3.1 Thể cấp tính

Sán dây hiếm khi khiến vật nuôi cảm thấy bị bệnh và một số vật nuôi bị sán dây sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào ra bên ngoài. Các phân đoạn của sán dây trong phân chó mèo là triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm sán dây ở vật nuôi. Chủ sở hữu thường nhận thấy các phân đoạn này trong khi chó mèo đi tiêu, xung quanh hậu môn của vật nuôi, hoặc trên giường của chúng và những nơi chúng thường xuyên nằm.

Các phân đoạn là những mảnh nhỏ của sán, và chúng trông giống như hạt gạo hoặc khi khô, giống như hạt vừng. Vật nuôi bị nhiễm sán dây có thể bị ngứa hoặc kích ứng hậu môn. Chó mèo có thể bị tiêu chảy khi nhiễm sán dây.

Các triệu chứng bệnh sán dây ở chó, mèo

Ngoài ra khi nhiễm sán thì trong phân có thể lẫn với máu, do cấu tạo của miệng sán có móc, chúng sẽ móc vào thành ruột để bám chặt trên đó, số lượng đủ nhiều sẽ khiến chúng ta thấy được dấu hiệu này. Kết hợp với việc này là các dấu hiệu về rối loạn tiêu hóa ở chó mèo.

3.2 Thể mãn tính

Sán dây hiếm khi gây bệnh cho vật nuôi, tuy nhiên, chúng lấy đi dinh dưỡng thiết yếu của vật nuôi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng này có thể dẫn đến việc chậm phát triển, tăng trưởng và duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp ở chó con, cơ thể luôn gầy còm mặc dù chó vẫn ăn được ở chó lớn. Sán dây cũng có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc tắc ruột khi số lượng quá nhiều trong ruột.

Khi số lượng sán quá nhiều, cơ thể vật chủ sẽ hao mòn, ốm yếu do thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu, các nang sán có thể trồi lên da, kéo lên não, gây ra hiện tượng co giật, động kinh, nếu không được điều trị thì chó mèo sẽ chết, xác chó mèo lại tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm do có chứa trứng sán, các loài ve bọ, chuột, gián…ăn xác sẽ trở thành vật trung gian mang ấu trùng sán dây đi phát tán.

Điều quan trọng cần biết là các phân đoạn sán dây có tính di động và có thể dẫn đến ô nhiễm đáng kể cho ngôi nhà và môi trường nơi động vật bị nhiễm bệnh sinh sống. Vì sán dây có thể lây sang người nên trẻ em đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh, vì bản chất chúng không cẩn trọng hay lo lắng về việc vệ sinh sạch sẽ như người lớn.

Con người có thể bị lây nhiễm mà bản thân họ không biết trong một ngôi nhà bị nhiễm bọ chét. Con người cũng hoàn toàn có thể bị nhiễm sán dây Echinococcus bằng cách ăn trứng của ký sinh trùng. Những quả trứng này được tìm thấy trong phân của vật nuôi bị nhiễm bệnh, do đó, điều quan trọng là phải rửa tay kỹ lưỡng mỗi lần sau khi xử lý hộp cho mèo hoặc làm sạch khu vực và cũi của thú cưng.

4. Hướng dẫn điều trị sán dây cho chó, mèo

Để chắc chắn vật nuôi bị nhiễm sán dây, được chẩn đoán bằng cách quan sát các đoạn sán dây trong phân, trên giường, hoặc xung quanh hậu môn. Chẩn đoán đôi khi được thực hiện thông qua đánh giá bằng kính hiển vi đối với một mẫu phân được chuẩn bị đặc biệt.

Praziquantel (Droncit®) là loại thuốc được sử dụng thường xuyên nhất trong điều trị sán dây. Trong nhiều trường hợp, một liều praziquantel duy nhất sẽ làm sạch sán dây khỏi vật nuôi. Thuốc có thể được dùng bằng đường uống, bôi tại chỗ (như một phần của thuốc tẩy giun Profender® cho mèo) hoặc tiêm. Tư vấn bác sỹ thú y để chọn loại thuốc tẩy giun thích hợp cho vật nuôi của bạn.

Hướng dẫn điều trị sán dây cho chó, mèo

Việc tẩy giun cũng nên tiến hành đồng thời với loại trừ bọ chét và các ký sinh trùng trên da khác để đạt hiệu quả cao nhất.

Vật nuôi ngừng rụng các đoạn sán dây ngay sau khi được điều đúng cách. Tuy nhiên nếu nguồn lây nhiễm sán dây (bọ chét hoặc thịt sống) không được loại bỏ, khả năng tái nhiễm rất cao. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm sán dây là kiểm soát bọ chét đầy đủ.

"Gợi ý cho bạn: 5 loại thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả nhất"

5. Cách phòng ngừa bệnh sán dây

Phòng bệnh sán dây cho chó mèo chủ yếu dựa vào cách cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của chúng.

Tránh các thực phẩm như thịt sống, cá sống, thực phẩm chính tốt nhất vẫn là các loại hạt khô đóng gói, ăn kèm thêm các loại thực phẩm bổ sung khác như bánh thưởng, thanh dinh dưỡng…để ăn vặt. Các loại thực phẩm tươi nên nấu chín kỹ để loại bỏ hoàn toàn ấu trùng sán còn sống. Tuyệt đối không cho chó mèo ăn bậy ngoài đường, không nên uống nước trong toilet, lục thùng rác…

Chế độ ăn thịt sống chỉ thực sự có hiệu quả tốt nếu chủ nuôi là người chăm sóc vật nuôi kỹ lưỡng, từ nguồn thịt cá sạch đến sự quan tâm vấn đề chăm sóc y tế cho vật nuôi một cách sát sao.

Dù không có biểu hiện nhiễm sán thì vẫn phải cho chó mèo tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng, chu kỳ sẽ ngắn hơn nếu môi trường sống nhiều nguy cơ.

Hạn chế cho chó mèo săn lùng các loại thú vật khác như gián, thằn lằn, chuột, chim…vì chúng cũng là nguồn lây nhiễm giun sán rất phổ biến.

Chú ý diệt sạch ve bọ kể cả trên người thú cưng lẫn môi trường sinh sống trong nhà.

Vì giun sán chó mèo vẫn có khả năng lây nhiễm cho người nên chúng ta cũng phải tuyệt đối giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thật sạch sau mỗi lần chơi đùa với thú cưng, tốt nhất là tách biệt thú cưng với nhà bếp hoặc nơi con người ăn uống.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về bệnh sán dây ở chó mèo, chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe của các boss thật mạnh mẽ!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.