Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Bệnh dại ở chó - nguyên nhân, dấu hiệu và cách đề phòng

Bệnh Dại ở chó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi virus Dại có thể lây sang người và biến thể thành bệnh Dại gây tử vong ở người. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách đề phòng bệnh Dại ở chó nhé.

Mục lục

1. Bệnh dại ở chó là gì?

Bệnh dại ở chó là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương rất nguy hiểm,là nguyên nhân dẫn đến tử vong do chó và động vật có vú tại Việt Nam và trên thế giới. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh dại khi chó xuất hiện những biểu hiện của bệnh.

2. Nguyên nhân khiến chó bị bệnh dại

Nguyên nhân khiến chó bị dại là do cơ thể bị tấn công bởi virus Rabies virus - một loại virus neurotropic gây bệnh dại ở người và động vật có vú, nhất là với những con chó không được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh dại

Virus dai thường trú ngụ trong nước bọt của chó(chiếm 90% nguyên nhân gây dại). Thông qua các giọt dung dịch trong khoan miêng phân tán trong môi trường sống mà các chú chó có thể bị nhiễm từ khi nào không hay

Hoặc cũng có thể do những con chó cắn nhau virus dại trên cơ thể chó bệnh theo đường nước bọt,qua răng nanh xâm nhập qua vết cắn vào cơ thể những chú chó khỏe mạnh.

3. Dấu hiệu của chó khi mắc virus dại

Các dấu hiện thường thấy khi chó bị mắc virus dại có 2 dạng

Trạng thái cuồng dại

Là trạng thái bệnh mà con chó trở nên hung dữ khác thường, sẵn sàng tấn công bất kỳ ai.

Trạng thái câm dại

Trạng thái câm dại chú chó trở nên buồn dầu ủ dũ, nằm một chỗ, một thời gian ngắn sau thì liệt các chi và một phần cơ thể.

 

3.1. Thời gian ủ bệnh dại ở chó là bao lâu?

Thông thường thời gian từ lúc ủ bệnh là từ 3 tháng  đến  3 năm. Thời gian phát bệnh là từ 7- 10 ngày.

Ở trạng thái cuồng dại

Các triệu trứng lâm sàng như:  sợ nước,ăn nhiều hơn bình thường,bứt rứt ,lo lắng. Nhiều con chó có biểu hiện sốt nhẹ.

 Các biểu hiện khi phát bệnh là mắt đỏ ngầu, tiếng kêu khàn khàn hoặc tru như chó sói, xung quanh miệng chảy rớt dãi. Trạng thái này chó rất dễ bị kích động dù là chi tiết nhỏ nhất, chúng sẽ tấn công đối tượng hay tự cắn xé bản thân.

Giai đoạn bệnh nặng hơn chó hay giật mình, cắn vu vơ, sùi bọt mép trở nên hung dữ điên cuồng. Sau thời gian này chó bị mất dần các hoạt động trên cơ thể, không ăn được, kêu thất thanh, chân đi xiêu vẹo thậm chí không đi được. Một thời gian ngắn sau đó sẽ chết

 Thời gian ủ bệnh dại ở chó là bao lâu

Trạng thái câm dại

Chó sẽ không có những biểu hiện kích thích như thể cuồng dại. Các biểu hiện thường thấy là sợ nước nhiều chú chó có thể bại liệt một phần cơ thể, nửa người, hai chân sau. Thông thường là liệt cơ hàm, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra. Chảy nước dãi, không cắn, không sủa được,chó chỉ gầm gừ trong họng.

Trạng thái câm dại, chó sẽ phát bệnh nặng trong khoảng 2-7 ngày sau đó sẽ chết. Những chú chó mắc thể câm dại sẽ dễ gây nguy hiểm cho người chủ. Do nhiều người không nghĩ rằng chó bị bệnh dại, tiến đến chăm sóc và bị cắn.

3.2. Chó dại có thể sống được bao lâu?

Không có con số thống kê chính xác,thời gian ủ bệnh có thể vài ngày đến cả tháng nhưng từ khi chó phát ra những biểu hiện lâm sàng của bệnh dại đến những biểu hiện nặng hơn như liệt toàn thân là từ 2- 10 ngày. Chó thường chết sau đó.

3.3. Bệnh dại ở chó lây qua đường nào

Bệnh dại ở chó lây qua đường nào

  • Qua các vết thương hở

Khi chó bị thương do bất kỳ lý do nào đó theo thói quen chúng sẽ liếm vết thương. Virus bệnh dại theo hành vi đó xâm nhập vào cơ thể

  • Qua giao phối

Thường thì tháng 8 là khung thời gian giao phối của chó. Những chú chó thường đi rất xa tìm bạn tình. Nếu không được quản lý rất có thể chó của bạn sẽ lây nhiễm virus từ một cá thể bị bệnh nào đó khi chúng giao phối, động chạm với nhau.

  • Quan tuyến nước bọt hoặc rỉ mắt

Đây là con đường lây nhiễm cao nhất. Khi những con chó tiếp xúc với nhau thường có hành vi liếm mặt. Dịch khoang miệng theo đó lây truyền qua những chú chó khác. Mặc dù biểu hiện bệnh dại có thể không phát ngay, có những cá thể ủ bệnh đến 2 năm nhưng vô tình đó sẽ là ổ trú ngụ và phát tán Virus.

Khi cơ thể chó sức đề kháng yếu ớt, bệnh sẽ phát tác.

4. Bệnh dại ở chó có thể chữa được không?

Thông tin từ Bộ Y Tế thì hiện nay chưa có thuốc để chữa bệnh dại cho chó và kể cả ở người. Cách duy nhất để bảo vệ chú chó của bạn khỏi căn bệnh nguy hiểm này là tiêm phòng ngay từ nhỏ( được 3 tháng tuổi) và tiêm lại sau khi chó được 1 tuổi. Lặp lại các mũi tiêm đinh kỳ theo năm.

5. Phương pháp đề phòng bệnh dại ở chó

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh dại

Phương pháp đề phòng bệnh dại ở chó

Tiêm phòng là biện pháp duy nhất hiệu quả để bảo vệ chú chó cưng của bạn. Các mũi tiêm cần đúng lịch tiêm và đúng độ tuổi của chó để thuốc phát huy hiệu quả.

  • Kiểm soát hoạt động của chó

Do 90% virus dại truyền nhiễm trên cơ thể chó, 10% còn lại là trên mèo và các động vật khác nên bạn cần nắm rõ khu vực xung quanh chú chó của mình hay đi lại.

  • Tuyệt đối lưu tâm khi chó của bạn tiếp xúc với những chú chó là đặc biệt là những chó có bề ngoài hoang dã, lưu bạt khắp nơi

Vệ sinh khu vực sinh sống của chó sạch sẽ và định kỳ phun dung dịch sát khuẩn.

  • Trường hợp trong nhà có chó xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bạn lập tức nhờ sự giúp đỡ của người thân cách ly khỏi những chú chó khỏe mạnh khác để tránh sự lây nhiễm

6. Bệnh dại ở chó có nguy hiểm hay không?

Với con người

 

Bệnh dại ở chó có nguy hiểm hay không

Bệnh dại có thể được coi là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm gây nên cái chết rất khổ sở và đau đớn ở người. Trước khi có Vacxin vào năm 1885 do nhà hóa học kiêm vi sinh vật học có tên là Louis Pasteur, các bệnh nhân khi bị chó dại cắn thường cầm chắc bản án tử hình thảm khốc.

 Theo thống kê từ Wiki bệnh dại đã gây ra khoảng 17.400 người chết trên toàn thế giới trong năm 2015. Hơn 95% số người chết vì bệnh dại xảy ra ở Châu Phi và Châu Á. Khoảng 40% trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh dại có ở hơn 150 quốc gia và có mặt trên tất cả các châu lục, trừ Nam Cực. Và chỉ có 14 người là có thể sống sót được sau khi xuất hiện các triệu trứng nhiễm bệnh.

Với chó

Tỷ lệ tử vong ở chó gần như là 100% nếu mắc bệnh dại. Nguy hiểm hơn chó chính là nguồn lây bệnh dại chủ yếu tới những con chó khỏe mạnh khác và truyền nhiễm sang cả người.

Khi nhiễm virus bệnh dại hệ thống thần kinh của chó bị tổn thương dẫn đên tình trạng kích động mất kiểm soát, mất lý trí, bại liệt và nhiều biến trứng gây đau đớn khác.

Ở trại thái biểu hiện bệnh chúng sẽ rất hung dữ,có thể tấn công bất kỳ ai dù là chủ nuôi và truyền bệnh dại sang người

Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh dại và bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để tiêm phòng bệnh dại cho mình và chú cún cưng Petkung gợi ý cho bạn 2 bài viết sau đây có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi này!

Xem thêm: Chích ngừa bệnh dại ở đâu tại TPHCM? có ảnh hưởng gì không?

Xem thêm: Tiêm phòng bệnh dại cho thú cưng ở đâu tốt?

7. Nên làm gì khi thấy cho, mèo bị dại

Việc đầu tiên bạn cần làm là nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân hoặc các  nhân viên thú y để cách ly ngay chó mèo bị bệnh dại.

Trường hợp đó không phải chú chó nhà bạn thì cần giữ không để chúng đến gần chó bệnh và  báo ngay cho đơn vị chức năng liên quan để có biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm trong cộng đồng.

Nếu chẳng may thú cưng nhà bạn gặp chuyện xấu và bạn muốn chúng ra đi một cách trọn vẹn nhất. Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ hỏa táng thú cưng, chó mèo chu đáo trọn tình của Petkung.vn. Chúng tôi luôn ở đó để hỗ trợ bạn.

8. Phải làm gì khi bị chó dại cắn?

  • Nếu không may bạn hoặc ai đó bị chó dại cắn, điều đầu tiên bạn cần làm là thật bình tĩnh báo ngay cho người thân. Lấy xà bông có độ đặc từ 20% để rửa vết thương nhiều lần dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, nhặt bỏ hệt các vết bẩn bám trên vết cắn và mô dập nát.
  •  Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70%, sau đó rửa bằng nước muối 9%, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc… hoặc Gây tê tại chỗ cạnh vết thương (chủ yếu bằng procain) để ngăn cản sự tiến triển của virus  tại nơi xâm nhập…
  • Không nên khâu kín vết cắn lại hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn. Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Cách sử lý dưới đây chỉ là sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp mang tính tham khảo chứ không phải là cách điều trị bệnh dại. Bạn hãy liên hệ các bệnh viện gần nhất để được sử lý và tiêm huyết thanh điều trị bệnh dại khi bị chó dại cắn.

Hy vong những thông tin Petkung cung cấp trong bài viết sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.