3+ điều cần biết và cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà
Mang thai là một sứ mệnh cao quý của mèo, chúng sẽ trở nên yêu đời hơn, trách nhiệm hơn. Cùng chúng vượt qua cơn chuyển dạ và sinh nở là một trải nghiệm rất cao quý và khó quên. Bạn cùng tìm hiểu với Petkung về cách nhận biết và nhứng kiến thức để đỡ đẻ cho mèo tại nhà nhé.
1. Chuẩn bị nhà cho mèo trước khi đẻ
Việc quan trọng nhất chắc chắn là làm cho mèo của bạn một nơi để mèo mẹ hạ sinh. Một số yếu tố bạn cần lưu tâm đến đó là sự yên tĩnh, ấm áp, tránh quá nhiều ánh sáng cũng như gió.
Tại nơi đó bạn có thể thiết kế một chiệc hộp đủ rộng, kín một chút, lót sẵn khăn vải mềm hoặc giấy báo để tiện thay hay dọn dẹp sau quá trình sinh nở. Những vật dụng tương đồng với ổ cá nhân của chúng sẽ kích thích cảm giác quen thuộc của mèo.
Nên tránh đặt ổ gần chậu cát vệ sinh hay khu vưc lưu rác tại nhà do những yếu tố mất vệ sinh có thể ảnh hưởng sức khỏe của mèo mẹ và mèo con sơ sinh. Và có thể những yếu tố đó sẽ làm mèo không chọn nơi đó để sinh nở.
"Gợi ý cho bạn: nhận biết mèo có thai - 3 dấu hiệu chuẩn xác"
2. Nhận biết mèo chuyển dạ trước khi đẻ
Gần để ngày sinh nở mèo sẽ bắt đầu tỏ ra bồn chồn và đi lại nhiều hơn. Bạn cũng có thể để ý thấy các thay đổi trong thói quen của mèo. Ví dụ, nếu bình thường mèo tỏ ra khá khó gần thì gần đến ngày sinh nó có thể sẽ quấn quýt bạn hơn hoặc mèo mẹ thường tìm đến những nơi ít bị làm phiền như tủ quần áo hoặc những nơi kín đáo khác để tìm chỗ làm ổ
Dấu hiệu khác là mèo mẹ bỏ ăn, thường xuyên liếm bộ phận sinh dục do dịch nhầy sắp sinh chảy ra. Cũng thêm dấu hiệu nữa là hơi thở mèo trở nên hổn hển,gấp gáp.
Nhiệt độ cơ thể ở trực tràng của mèo có thể giảm xuống khoảng 1-2 độ C và thi thoảng mèo có thể bị nôn mửa. Bạn có thể thấy bụng "tụt xuống" vài ngày trước khi chuyển dạ và núm vú của mèo có thể to hơn, sẫm màu hơn hoặc hồng hơn.
Dấu hiệu gần nhất với việc mèo sinh nở là bụng xuất hiện những cơn co thắt theo chu kỳ và thời gian mỗi chu kỳ ngày càng ngắn thì diều đó chứng tỏ việc sinh ở sẽ xảy ra ngay sau đó.
"Gợi ý cho bạn: Siêu âm chó mèo - những kiến thức cần biết"
3. Hướng dẫn cách đở đẻ cho mèo tại nhà
Thông thường với bản năng tự nhiên có sẵn hầu hết mèo của bạn hoàn toàn có thể tự trọn vẹn quá trình sinh sở mà không cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Việc bạn có thể làm lúc đó là đứng quan sát từ xa và sẵn sàng hỗ trợ chúng khi thực sự cần.
3.1 Giữ khoảng cách với mèo
Như đã nêu ở trên bạn cần có một khoảng cách đủ để tạo sự an tâm khi mèo đang chuyển dạ. Và cũng cần chuẩn bị tinh thần sẵn khi có bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra lúc đó.
3.2 Khử trùng tay nếu mèo cần giúp đỡ
Với những biến chứng như việc mèo mẹ trở nên khó sinh, lúc này sự giúp đỡ của bạn là rất quan trọng. Nhưng hãy lưu ý rằng bạn cần tiệt trùng tay của mình để đảm bảo không lây nhiễm mầm bệnh cho mèo con và mèo mẹ. Nếu được hay dùng cồn sát trùng 70*C hoặc mang được găng tay y tế là tốt nhất. Cần tháo những vật dụng cá nhân như đồng hồ,lắc tay, nhẫn lớn… khi đỡ đẻ cho mèo.
3.3 Giúp đỡ mèo mẹ chăm sóc con sau khi sinh
Việc sinh một con mèo con có thể mất từ 5 đến 30 phút. Mèo con được sinh ra trong túi ối của chúng, Mèo mẹ sẽ kích thích mèo con thở bằng cách liếm sạch mèo con bằng lưỡi. Mèo mẹ cũng sẽ cắt đứt dây rốn bằng cách nhai nó cách cơ thể mèo con khoảng 1 cm. Nếu mèo mẹ chưa có kinh nghiệm bạn cần giúp đỡ bằng cách để bọc mèo con gần miệng mẹ cho chúng cắn thủng hay để mèo con vào bầu vú để chúng được ngậm những tia sữa đầu tiên.
Nếu mèo mẹ phớt lờ mèo con và nó vẫn còn trong màng bọc của nó, bạn cần cẩn thận cắt hoặc xé màng túi và kích thích hô hấp của mèo con bằng cách dùng khăn mỏng và khô chà nhẹ lên mũi và miệng. Nếu mèo mẹ gặp khó khăn trong việc cắn đứt dây rốn, hãy buộc chặt chỉ nha khoa quanh dây rốn cách cơ thể mèo con 0.5cm và cắt dây rốn ở phía bên của dây buộc mèo mẹ.
"Gợi ý cho bạn: Cách tắm mèo con | an toàn | đúng cách"
4. Những lưu ý khi đỡ đẻ cho mèo
Với những trường hợp mèo mẹ sinh nở khó khăn hay có một số vấn để không mong muốn xảy ra bạn cần lưu ý những vấn đề sau.
- Các cơn co thắt kéo dài khi chưa sinh: Nếu mèo có hơn 30 phút co thắt mạnh mà không có tiến triển gì, hãy đưa mèo và mèo con đến bác sĩ thú y.
- Nhau sót lại: Nếu mèo của bạn không vượt qua được nhau thai, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Đếm từng chiếc nhau thai, ngay cả khi nữ hoàng ăn nó. Số lượng nhau thai phải bằng số mèo con.
- Mèo con bị lưu: Không hiếm trường hợp một đến hai mèo con bị thiệt mạng lưu trong bụng. Di chuyển mèo con đã chết ra khỏi khu vực để mèo mẹ có thể tiếp tục sinh đẻ những chú mèo con khác mà không bị gián đoạn.
- Xuất huyết sau sinh: Mặc dù một số trường hợp chảy máu sau khi sinh là bình thường, nhưng chảy máu quá nhiều hoặc xuất huyết là trường hợp khẩn cấp và cần được bác sĩ thú y chú ý ngay lập tức. Nếu bỏ qua, mèo mẹ có thể tử vong. Nếu tình trạng ra máu thường xuyên tiếp tục trong hơn một tuần sau khi sinh hoặc nếu máu ngừng chảy trong một ngày và sau đó lại bắt đầu, hãy tìm sự hỗ trợ của bác sĩ thú y.
Ngay sau khi mèo mẹ sinh nở chúng mất khá nhiều sức, bạn cần để cô ấy nạp thêm năng lượng bằng súp thịt nạc, cháo loãng thêm chút muối, thức ăn mềm hay sữa. Và với mèo con, nếu chúng bỏ bú, không ăn hoặc ngủ thời gian dài, đó là dấu hiệu bất thường. Lập tức bạn liên hệ ngay với bác sĩ thú y để cấp cứu nhanh nhất có thể.
Việc sinh nở của mèo mẹ sẽ luôn làm bạn lo lắng phải không? Hãy chuẩn bị đầy đủ nhất những gì cần thiết cũng như chủ động vệ tinh thần đó là những thứ bạn cần làm. Việc lo lắng quá sẽ khiến bạn bối rối vào thời điểm xảy ra. Petkung chúc mèo cưng của bạn vượt cạn thành công nhé