Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Chó bị táo bón phải làm sao - cách điều trị chó bị bón

Động vật nói chung và chó nói riêng chắc chắn sẽ bị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa do chúng phải sinh tồn bằng cách nạp các loại thức ăn bên ngoài vào cơ thể. Bệnh táo bón là một ví dụ điển hình. Bạn cùng Petkung tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Dấu hiệu nhập biết chó bị táo bón

Dấu hiệu nhập biết chó bị táo bón

Bệnh táo bón là tình trạng chú chó của bạn không thể đi ra phân hoặc khó ra phân. Thường tình trạng này là tạm thời trừ những trường hợp đặc biệt.

Dấu hiệu nhận thấy rõ ràng là

  • Chó không đi đại tiện trong một vài ngày
  • Phân khô, cứng,dời dạc, có cảm giác như đá cuội khi bạn nhặt chúng lên.
  • Chó của bạn căng thẳng khi đi đại tiên, thời gian đi rất lâu hoặc trong phân một lượng nhỏ chất lỏng phân trộn với máu;
  • Chứng khó tiêu, đau hoặc khó đại tiện.

=> xem thêm: Mèo bị táo bón - cách điều trị mèo bị bón

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở chó

Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở chó

Có thể tổng hơp tất cả các nguyên nhân gây táo bón dưới đây

  • Các bệnh về ruột kết như tắc nghẽn
  • Chế độ ăn nạp vào cơ thể không được cân bằng nhất là thiếu chất xơ
  • Chó có sử dụng các loại thuốc gây táo bón (chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau có chất gây mê và sucralfate)
  • Sợ hãi, lo lắng và các tình trạng hành vi khác làm thay đổi quá trình đi tiêu bình thường
  • Các dị vật gây tắc ruột hay thực phẩm gây táo bón như xương, bột xương và các nguồn cung cấp canxi
  • Bệnh nội tiết tố (suy giáp, cường cận giáp)
  • Tập thể dục và hoạt động thể chất không đầy đủ
  • Megacolon (mở rộng đại tràng)
  • Bệnh thần kinh
  • Các tình trạng đau đớn như viêm xương khớp gây khó chịu khi đi đại tiện
  • Chấn thương hoặc bất thường vùng chậu
  • Thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống hoặc ăn thức ăn mới
  • Các khối u hoặc khối trong đại tràng hoặc trực tràng

3 Điều trị chó bị bệnh táo bón

Để giúp việc điều trị đạt kết quả tốt các bác sĩ cần làm các xét nghiệm cần thiết nhằm nẵm rõ tình trạng bệnh của chó. Thường thì những thông tin lịch sử về bệnh tật của thú cưng cũng như chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất cần thiết cho việc chuẩn đoán. Ngoài ra cũng có thể phải siêu âm, chụp X-quang cho chó để nhận biết các dị vật xuất hiện ruột, trực tràng...

3.1 Làm sạch hậu môn cho chó

Cần làm lỏng hoặc loại bỏ các chất phân cứng gây tắc ở trực tràng bằng cách bao gồm thụt tháo hậu môn. Một số con chó có thể cần được lưu trú tại phòng khám trong khi thụt rửa nhiều lần hoặc thay chất lỏng để khắc phục tình trạng mất nước

3.2 Cho chó uống thuốc

  •  Các loại thuốc như dioctyl natri sulfosuccinate hoặc lactulose thường được kê đơn. Trong trường hợp cần dùng đến thuốc nhuận tràng kích thích, các loại thuốc như cisapride hoặc tegaserod, có thể được khuyên dùng.
  • Sau khi tình trạng táo bón đã được xử lý bạn cần bổ sung các loại thuốc hộ trợ tiêu hóa như men vi sinh
  • Trong nhũng trường hợp đặc biệt như chứng táo bón mãn tính. Phẫu thuật có thể  là cần thiết và phù hợp với thú cưng. Một thủ tục phẫu thuật được gọi là cắt bỏ , trong đó các phần của đại tràng được cắt bỏ.

4. Cách phòng ngừa chó bị táo bón

4.1 Bổ sung thêm chất sơ cho khẩu phần ăn của chó

Cách phòng ngừa chó bị táo bón

  • Chất xơ tan sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các acid mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.
  • Chất xơ không hòa tan sẽ giúp chó phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng. Khi vào đường ruột, chất xơ không tan giúp tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, chống táo bón.
  • Bí đỏ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn bởi trong bí đỏ có chứa nhiều chất xơ và độ ẩm, và nhiều con chó thích mùi vị, vì vậy chúng sẽ vui vẻ dùng loại thực này. Có một số công thức chế biến món ăn ngon từ bí đỏ mà chó yêu thích, và  để điều chỉnh đường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên cho ăn ngay.
  • Bổ xung nước vào đồ ăn để tăng độ ẩm là một cách bạn có thể làm song song giúp tăng độ ẩm tại ruột và trực tràng, hạn chế việc phân bị vón cục cứng

4.2 Dắt thú cưng đi dạo thường xuyên

Dắt thú cưng đi dạo hay tập thể dục thường xuyên sẽ hạn chế bệnh béo phì cho thú cưng đồng thời việc vận động giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng và đào thải một cách ổn định và nhịp nhàng

=> xem thêm: Tuổi thọ trung bình của các giống chó hiện nay

4.3 Chải lông cho chó thường xuyên

Thật ra nguyên nhân gây bệnh táo bón từ việc chó ăn lông gây táo bón thường khá hiếm gặp, có chăng đối với những chú chó lông dài thì việc lông mọc phần đuôi gây khó khăn cho việc đại tiện. Cắt tỉa và chải lông thường xuyên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

4.4 Thiến chó

Biện pháp này sẽ phù hợp với những chú chó đực già do tuyến tiền liệt có thể phình to và khiến phân khó đi qua đường ruột hơn. Nếu bác sĩ thú y xác định nguyên nhân gây táo bón là do phì đại tuyến tiền liệt, thì việc phẫu thuật là cần thiết đề phòng ngừa bệnh táo bón.

Trên đây là tất cả thông tin cần thiết về bệnh táo bón  gửi tới bạn. Một đề xuất nhỏ dành cho bạn là cần lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống chính là vấn đề cốt lõi giúp chú chó của bạn ít nguy cơ bị bệnh táo bón. Một chể độ dinh dưỡng đầy đủ chất sơ và nước sạch sẵn sàng giúp chó có hệ tiêu hóa khỏe mạnh bạn nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: petkungvn@gmail.com

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00-

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.