Mèo bị sạn bàng quang - nguyên nhân | cách điều trị hiệu quả
Mèo bị sạn bàng quang có những dấu hiệu gì? hãy theo dõi bài viết dưới dây Petkung sẽ đưa ra cách chữa trị sỏi bàng quang ở mèo và phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Mục lục
Nguyên nhân tại sao lại khiến mèo mắc bệnh và cách điều trị sẽ được Petkung cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới nhé.
1. Sỏi bàng quang ở mèo là gì?
Sỏi bàng quang ở mèo (hay còn được gọi là uroliths hoặc cystic sỏi) là các viên sạn được cấu tạo từ khoáng chất phát triển trong bàng quang. Chúng có thể là một viên sạn lớn đơn lẻ hoặc tập hợp nhiều viên sạn với kích thước khác nhau nằm trong bàng quang. Tất cả sỏi hình thành do thói quen sinh hoạt của mèo hoặc hoặc viêm nhiễm hay bệnh tật trong bàng quang.
2. Nguyên nhân bệnh lý mèo bị sạn bàng quang
Thống kê giải phẫu trên nhiều cá thể mèo bị sỏi bàng quang thì nguyên nhân chính của bệnh là:
- Chế độ thực phẩm hàng ngày không đảm bảo cần bằng về dinh dưỡng và có xu hướng chứa các khoáng chất nặng như magiê, amoni và photphat, can xi…
- Mèo uống ít nước hoặc không uống nước
- Mèo bị hiễm trùng đường tiết niệu
- PH nước tiểu thuận lợi cho việc hình thành các tinh thể khác nhau
- Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng mèo sử dụng
- Xơ gan bẩm sinh và đặc tính di truyền của từng giống mèo
Xem thêm: Mèo bị hôi miệng - nguyên nhân & cách trị
Quá trình hình thành sạn trong bàng quang được diễn ra như sau:
- Một số khoáng chất khi được đưa vào cơ thể mèo nhưng không được hệ thống tiết niệu xử lý đúng cách hoặc khi lượng khoáng chất này được tìm thấy ở mức cao hơn mức bình thường trong nước tiểu, chúng có thể kết tinh thể khối. Các tinh thể sắc nhọn gây kích thích niêm mạc bàng quang, gây ra chất nhầy. Các tinh thể và dịch nhầy kết dính với nhau, tạo thành từng đám to dần và cứng lại thành sỏi
- Sạn bàng quang ở mèo có thể phát triển trong vài tuần hoặc có thể mất vài tháng để hình thành. Tốc độ hình thành và phát triển niệu đạo có thể thay đổi, tùy thuộc vào các yếu tố như lượng tinh thể có trong nước tiểu, chế độ ăn uống, độ pH của nước tiểu, v.v.
3. Dấu hiệu nhận biết mèo bị sỏi bàng quang
Những dấu hiệu thường thấy khi mèo bị sỏi bàng quang.
- Có máu trong nước tiểu (tiểu máu)
- Đi tiểu làm mèo đau đớn run rẩy.
- Căng thẳng khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên
- Liếm bộ phận sinh dục
- Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính
- Tắc nghẽn đường tiết niệu (đặc biệt là ở mèo đực)
- Đi tiểu mất kiểm soát và hay đi tiểu một cách bất thường
Cũng có nhiều trường hợp mèo của bạn bị sỏi bàng quang một thời gian dài nhưng không xuất hiện dấu hiệu lâm sàng.
Xem thêm: Chó bị sỏi thận - cách điều trị hiểu quả
4. Chuẩn đoán mèo bị sỏi bàng quang
Sơ khám
Một vài trường hợp các viên sỏi khá lớn trong bàng quang và bằng kinh nghiệm các bác sĩ thú y có thể dùng tay ấn hoặc sờ vào thành bụng mèo là có thể phát hiện ra sỏi. Tuy nhiên cách chuẩn đoán này mang tính ước lượng cảm tính nên không thể cho kết quả trực quan và chính xác tuyệt đối được
Siêu âm
Đây là phương pháp thường được sử dụng khi muốn chuẩn đoán sỏi ở mèo bởi sự chính xác cũng như nhanh chóng. Siêu âm bàng quang có thể nhìn thấy được vị trí của sỏi, kích thước của sỏi hay những tổn thương do sỏi gây nên.
Chụp X- quang
Chụp X-quang có thể đa phần nhìn rõ được tình trạng mắc sạn ở mèo. Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ do các viên sỏi được bao bọc bằng một lớp vỏ khoáng chất đặc biệt, lớp vỏ này không phản chiếu chùm tia X nên rất khó để bắt bệnh trong những trường hợp này
Xem thêm: Chụp x quang cho mèo - những kiến thức cần biết
5. Cách điều trị mèo bị sỏi bàng quang
Sẽ có 2 phương án được các bác sĩ đưa ra khi điều trị cho mèo cưng của bạn
Phẫu thuật
Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang là cách điều trị nhanh nhất và là lựa chọn phổ biến của nhiều người chủ. Với phương pháp này chú mèo của bạn hồi phục tương đối nhanh nhưng sẽ tốn của bạn một số tiền tương đối để thực hiện. Tuy nhiên những chú mèo không đảm bảo sức khỏe để thích ứng với việc gây mê sẽ được cân nhắc xem có phù hợp với việc điều trị phẫu thuật hay không?
Điều chỉnh chế độ ăn uống để làm tan sỏi
Lựa chọn thứ hai là cố gắng làm tan sỏi bằng một chế độ ăn uống đặc biệt. Điều này tránh phẫu thuật và có thể là một lựa chọn phù hợp với những chú mèo không đáp ứng được sức khỏe phẫu thuật.Tuy nhiên sẽ có những điểm hạn chế dưới đây:
Một số loại sỏi bàng quang không thể làm tan bằng chế độ ăn uống
Thời gian làm tan sỏi rất chậm, chú mèo vẫn phải chịu sự đau đớn. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để làm tan một viên sỏi lớn, vì vậy mèo có thể tiếp tục đi tiểu ra máu, mót rặn và nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong thời gian đó. Nguy cơ tắc nghẽn niệu đạo nguy hiểm đến tính mạng vẫn hiện hữu trong thời gian chờ sỏi tan.
Chế độ ăn uống đặc biết để làm tan sỏi chưa chắc được tất cả mèo chấp nhận sẽ ăn. Nhiều chú mèo sẽ bỏ ăn và sự lựa chọn này gần như thất bại
Xem thêm: Siêu âm cho mèo - những kiến thức cần biết
6. Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận cho mèo
- Bệnh sỏi thận ở mèo thường mắc phải do tập tính lười uống nước của chúng. Trong trường hợp này bạn cần tìm cách tăng lượng nước nạp vào cơ thể mèo bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. Thức ăn dạng ướt và nhiều nước khuyến khích mèo sử dụng. Các loại thực phẩm giàu khoáng chất dễ kết tủa như canxi, phốt pho… nên hạn chế.
- Cần để nước ở ngay cạnh khi mèo vừa ăn xong và những nơi mèo sẽ dễ dàng tìm thấy để uống nhất
- Với những trường hợp mèo mới mổ sỏi bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc ngừa sỏi hình thành trở lại. Việc xét nghiệm nước tiểu định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ xét giúp bạn chủ động nắm rõ tình trạng tái bệnh sạn bàng quang ở mèo.
- Một chế độ vận động nhẹ nhàng nhưng được thực hiện hàng ngày giúp mèo nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Bệnh tật là một phần của cuộc sống, chúng ta và thú cưng không thể tránh khỏi nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó. Những thứ Petkung và bạn có thể làm là trang bị kiến thức để chủ động phòng bệnh cũng như sẵn sàng tâm lý khi việc đó sảy ra. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều bạn viết cung cấp kiến thức bổ ích gửi tới bạn.