7+ điều cần biết & cách đỡ đẻ cho chó tại nhà an toàn
1. Tại sao cần phải đỡ đẻ cho chó
Thực tế thì sinh để là công việc của tự nhiên, trong cơ thể của chó mẹ luôn luôn tồn tại một ký ức bản năng về việc sinh nở, từ lúc chuẩn bị ổ đẻ cho đến lúc sinh con, vệ sinh con non và nuôi con. Chúng ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên và thích thú khi quan sát chó mẹ hoàn thành công việc này một cách hoàn hảo mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
Ở trường hợp khác, một số loài chó có kích thước cơ thể nhỏ bé như Poodle mini, Chihuahua…có diễn biến sinh đẻ khá phức tạp, chúng lại là những loài chó bị lai tạo qua nhiều đời nên bản năng làm mẹ không rõ rệt như một số loài chó thuần chủng tự nhiên, sống ở bản địa. Trong trường hợp này, người chủ đôi khi phải can thiệp trực tiếp vào quá trình sinh nở để hỗ trợ chó mẹ, đôi khi còn cần phải sinh ở bệnh viện thú y để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Chó của bạn đang mang thai và sắp sinh? Nếu đây là lần đầu tiên bạn giúp một chú chó sinh con, bạn cần đọc để biết một số câu trả lời cho việc này. Hãy cùng PetKung.vn tìm hiểu nhé!
"Gợi ý cho bạn: Cách nhận biết chó có thai - 7 dấu hiệu chính xác"
2. Ước tính ngày chó mẹ sinh
Chó mang thai trong khoảng 63 ngày, được tính từ ngày chúng rụng trứng (salo, động dục) và được thụ tinh đến ngày chó con được sinh ra. Giống như con người, chó mang thai trong ba tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài khoảng 21 ngày.
Hãy để ý đến chu kỳ động dục (salo) ở chó cái, khi chúng có nhu cầu giao phối và được giao phối, chúng ta có thể bắt đầu tính ngày mang thai. Thông thường thì đối với loài chó nói riêng và những loài có hình thức thụ tinh trong (khác với thụ tinh ngoài ở các loài cá, san hô…) thì tỉ lệ đậu thai là khá cao, do đó bạn nên chuẩn bị tâm lý để đón đàn cún con sau 2 tháng nhé!
"Gợi ý cho bạn: chó mang thai giả - nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý"
3. Chuẩn bị cho chó trước khi đẻ
Sau 60 ngày trôi qua sau khi chó cái giao phối, bạn đã hiểu rằng chúng ta cần phải gấp rút chuẩn bị cho việc sinh nở.
Trước đó, trong thai kỳ chúng ta nên thường xuyên mang chó mẹ đi khám thai ở trạm thú y có máy siêu âm nhằm đảm bảo xử lý ngay các tình huống bất thường.
Chúng ta hãy chuẩn bị ổ đẻ cho chó mẹ bằng cách quây lưới hoặc rào vào một góc khô ráo, ấm áp và kín gió, nếu chó nhỏ có thể dùng một cái thùng carton cũng được. Sàn ổ nên lót vải mỏng, tránh lót quá nhiều sẽ khiến chó con vị quấn vào không ra được, thay vải khi quá bẩn. Ổ đẻ cần yên tĩnh, độc lập, tránh tiếp xúc với các con vật khác.
Về chó mẹ, chúng ta nên lau rửa vệ sinh nhẹ nhàng, đặc biệt là các đầu vú và bộ phận sinh dục, nếu quá nhiều lông thì nên cạo bớt, dọn đường cho cún con tìm về vú mẹ cũng như dễ dàng vệ sinh hậu sản. Cho chó mẹ ăn và uống nước đầy đủ nhưng không ép ăn quá nhiều đặc biệt là lúc gần sinh. Vệ sinh thường xuyên bất cứ nguồn ô nhiễm tiềm tàng nào gần ổ đẻ, ví dụ tô ăn, uống của chó mẹ có thể dẫn đến kiến, ruồi nhặng…
Hãy để sẵn bộ dụng cụ gồm nhiều khăn sạch, bình đun nước ấm, găng tay y tế...để trực chiến.
Tốt nhất thì chúng ta nên để chó mẹ đẻ con một cách tự nhiên, chỉ yên lặng quan sát và để ý đến những bất thường trong quá trình sinh nở.
4. Nhận biết chó mẹ sắp đẻ
Chó mẹ sắp đẻ sẽ có các biểu hiện như sau:
- Trước sinh 48h: có biểu hiện loay hoay, tìm chỗ trốn, cào sàn…đây là biểu hiện của bản năng làm tổ đẻ.
- Trước sinh 24h: đo nhiệt độ hậu môn sẽ thấy giảm khoảng 0.5-1 độ C, tức là khoảng 37.7 độ trở xuống (nhiệt độ bình thường của chó là 38.4-39.4 độ C).
- Trước sinh khoảng 6-12h: bước chậm lò dò, tiếp tục đào ổ, thi thoảng sẽ ói và run rẩy.
5. Các bước đỡ đẻ cho chó tại nhà
Hãy cẩn thận quan sát trong yên lặng.
Chó mẹ sẽ có những cơn co thắt không tự chủ có thể kéo dài từ 6 đến 12 giờ. Những cơn co thắt này có thể khiến chó của bạn có vẻ bồn chồn, khó chịu nhưng đây là một quá trình bình thường, vì sinh nở vốn là một quá trình rất khó khăn. Sau đó, các cơn co thắt sẽ mạnh hơn, và chó mẹ sẽ tỏ ra lo lắng, thậm chí có thể thở hổn hển và nôn mửa, nó có thể sẽ liên tục liếm bộ phận sinh dục.
Sau đó, tử cung có thể bắt đầu căng lên hoặc có thể bị đẩy xuống. Trong thời gian ngắn, bạn có thể thấy một túi lộ ra từ âm đạo của chó mẹ. Đây là túi nước, trong một số trường hợp, túi này bị vỡ ngay trước khi chó con được sinh ra, khi túi vỡ, một chất dịch màu vàng sẽ chảy ra.
Sau khi túi nước vỡ, chó con sẽ lần lượt chui ra. Hầu hết chó con được sinh ra trong tư thế đầu ra trước, kèm theo một chất dịch màu xanh đen, đây là điều bình thường.
Mỗi chú chó con sẽ xuất hiện sau 15 phút đến 2 giờ, bạn sẽ thấy dấu hiệu chó mẹ căng thẳng trở lại sau mỗi khoảng thời gian này. Sau khi hoàn thành, chất dịch màu xanh đen vẫn có thể chảy ra vài ngày sau đó. Chúng ta nên chú ý lau rửa vệ sinh cho chó mẹ, tránh để chó con bú nhầm dịch hậu sản.
Với mỗi chú chó con ra đời, chó mẹ sẽ lo việc dọn dẹp sạch sẽ, nó sẽ liếm màng thai và dịch tiết ra khỏi mũi và miệng của chó con, để chó con có thể thở thoải mái. Nếu sau 2 phút mà chó mẹ không làm thao tác này thì lập tức chúng ta cần trợ giúp.
Cuối cùng, chó mẹ sẽ cắn đứt dây rốn. Lúc này, tử cung sẽ thải ra nhau thai, chó mẹ cũng sẽ “xử lý” nốt phần này. Một số trường hợp thì bánh nhau sẽ tự tiêu trong tử cung, đây là một bản năng trong tự nhiên để loại bỏ dấu vết sinh nở nhằm tránh bị kẻ thù dòm ngó.
Vậy thì chúng ta có thể giúp được gì cho chó mẹ? Bạn có thể tham khảo một số việc sau:
- Bạn có thể khử trùng rốn bằng i-ốt, điều này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu dây rốn vẫn còn chảy máu, bạn có thể kẹp hoặc buộc nó bằng chỉ để cầm máu.
- Bạn có thể giúp lấy túi ối ra khỏi xung quanh chó con chó mẹ vẫn bận rộn với một con chó con khác. Đơn giản chỉ cần xé túi thai và bỏ đi. Làm điều này trong vòng 30 giây sau khi sinh. Điều này sẽ giúp chó con thở được.
- Bạn có thể giúp loại bỏ chất tiết ra khỏi mũi và miệng bằng tăm bông hoặc dụng cụ hút đặc biệt hoặc bạn có thể nhẹ nhàng lật ngửa chó con để hỗ trợ đầu của chúng và để chất tiết rơi ra ngoài bằng trọng lực.
- Bạn có thể dùng khăn mềm lau chó con ngay sau khi sinh sau khi dịch tiết được làm sạch. Điều này bắt chước sự liếm của mẹ, nhẹ nhàng thôi nhé.
- Bạn có thể phải loại bỏ nhau thai nếu chó mẹ phải ăn quá nhiều, trong tình huống chúng sinh nhiều con. Ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy.
- Bạn có thể đếm nhau thai sau khi quá trình sinh nở hoàn tất. Mỗi con nên có một con. Nếu bạn bỏ lỡ và bạn biết chó mẹ chưa ăn nó, bạn sẽ cần bác sĩ thú y tiêm oxytocin để giúp nó tống xuất nó ra ngoài.
- Bạn có thể đặt chó con trong khi chó mẹ đẻ vào một chiếc hộp carton ấm áp và sạch sẽ, để chúng giữ ấm và chó mẹ tránh vô tình đè lên chúng khi nó tiếp tục sinh nở.
- Bạn có thể đặt chó con gần núm vú để bắt đầu bú trong khoảng thời gian giữa các lần sinh.
- Bạn có thể bôi trơn ống sinh bằng sữa ong chúa K-Y nếu chó mẹ có vẻ như gặp khó khăn khi sinh. Chó con có thể bị mắc kẹt trong ống sinh, tỷ lệ không cao nhưng vẫn có khả năng.
- Bạn có thể giúp đỡ chó mẹ để con bằng cách dùng vải quấn nhẹ vào da sau cổ chó con (trường hợp đẻ thường đầu ra trước). Hãy xoay nhẹ theo chiều này rồi đến chiều kia để giúp chó con tuột ra ngoài.
6. Cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh
Chủ yếu chúng ta cần đảm bảo những điều sau:
- Giữ chuồng sạch sẽ, khô ráo và kín gió. Thay vải lót nếu thấy bẩn.
- Giúp đỡ chó con yếu ớt bú bình, trường hợp này xảy ra khi chó mẹ sinh quá nhiều con non.
- Lau rửa đầu ti và phần âm đạo cho chó mẹ, tránh để chó con bú nhầm dịch hậu sản.
- Chú ý quan sát chó mẹ xem có bị tụt canxi vì chó con rúc bú quá nhiều không? Chú ý bổ sung canxi cho chó mẹ bằng sữa cho chó mẹ sau sinh nói riêng và đảm bảo dinh dưỡng cho chó mẹ về mặt tổng thể nói chung.
Gợi ý cho bạn: Nuôi chó con sơ sinh - tất tận những điều phải biết
Nếu chẳng may chó mẹ qua đời trong lúc sinh đẻ thì bài viết này là gợi ý cho bạn: Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ khỏe mạnh
7. Các lưu ý khi đỡ đẻ cho chó poodle nếu gặp phải tình huống xấu
Như đã đề cập, Poodle cũng như các giống chó kích thước nhỏ khác đều khá khó khăn trong việc sinh nở, chúng ta cần phải hỗ trợ sinh đẻ cho chúng.
Gọi cho bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra:
- Chó mẹ không chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi nhiệt độ giảm xuống dưới 37.7 độ C.
- Chó mẹ đang căng thẳng / co thắt hơn 45 phút mà vẫn chưa sinh được.
- Chó con dường như bị mắc kẹt trong ống sinh, hoặc chó con ra được nửa đường và chó mẹ không thể rặn được nữa.
- Đã hơn 4h từ khi chó mẹ đẻ con
- Chó mẹ biểu hiện dường như đang rất đau đớn
- Thời gian mang thai đã đạt 70 ngày
Chúc các bạn có thể tự chăm sóc cho đàn cún cưng của mình thật khỏe mạnh!