Trang chủ
Chat Face
Gọi điện
SMS
Chat Zalo
BLOG

KIẾN THỨC

Chó bị suy thận - triệu chứng | cách điều trị chó bị thận

Khi chó bị suy thận chức năng đào thải nước tiểu ở chó bị ảnh hưởng rất nặng dẫn nhiều hệ lụy khác liên quan tới sức khỏe hãy sau đây, Petkung sẽ hướng dẫn cách điều trị suy thận ở chó

Mục lục

 Ở người và ở chó bộ phận thận có chức năng chủ yếu để loại bỏ các chất chất thải cũng như độc tố ra khỏi dòng máu, điều chỉnh mức độ của một số khoáng chất thiết yếu như kali và natri, bảo tồn nước trong cơ thể  và sản xuất nước tiểu. Khi chó bị suy thận tất các các chức năng trên bị ảnh hưởng, và nhiều hệ lụy khác nữa liên quan tới sức khỏe của chó. Petkung cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh suy thận ở chó là gì?

Bệnh suy thận là tình trạng thận không có khả năng lọc máu các chất thải một cách hiệu quả, không phải là không có khả năng sản xuất nước tiểu. Hầu hết  những con chó bị suy thận đều sản xuất ra một lượng lớn nước tiểu, nhưng chất thải độc hại của cơ thể không được đào thải một cách hiệu quả.

Bệnh suy thận ở chó là gì

 Thận được cấu tạo bởi hàng nghìn biểu mô thận(nephron). Lúc này các biểu mô thận khi bị lão hóa hoặc bị phá hủy sẽ không còn khả tái tạo cũng như phục hồi và những biểu mô thận khỏe mạnh còn lại cũng dần dần lão hóa, biến mất.

 1.1 Các dạng bệnh suy thận ở chó

 Có 2 dạng bệnh suy thận ở chó

  • Suy thận cấp tính

Suy thận cấp tình chính là hội chứng suy giảm hoặc mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả 2 thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận dẫn tới thiểu niệu hoặc vô niệu, rối loạn cân bằng nước- điện giải, rối loạn cân bằng toan- kiềm, phù và tăng huyết áp. Suy thận cấp sau một thời gian từ vài ngày đến vài tuần, khi nguyên nhân gây tổn thương thận được loại trừ, chức năng thận có thể dần dần phục hồi trở lại bình thường hoặc gần bình thường.

  • Suy thận mãn tính

Suy thận mãn tính ở chó là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Bệnh thận mãn tính ở chó  rất nguy hiểm bởi khi ở giai đoạn đầu bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng, các dấu hiệu cảnh báo chỉ xuất hiện khi thận đã bị tổn thương không thể phục hồi được nữa

Xem thêm: Chó bị sỏi thận -  triệu chứng & cách điều trị

2. Nguyên nhân bệnh lý suy thận ở chó

Một số nguyên nhân gây lên bệnh suy thận ở chó.

  • Tuổi tác cao ở chó và quá trình cơ thể lão hóa là nguyên nhân thường thấy ở các cá thể chó mắc bệnh suy thận.
  • Những tổn thương trong thận gây viêm nhiễm như sỏi thận,….
  • Chó bị nhiễm nhiều độc tố trong cơ thêt khiến thận phải làm việc quá tải
  • Chó bị suy thận từ bẩm sinh do Gen hoặc do di truyền.
  • Suy tim sung huyết gây huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu đến thận.

Xem thêm: 9+ địa chỉ cứu hộ nhận nuôi chó mèo bị bỏ tại TPHCM

3. Triệu chứng suy thận ở chó

Khi chó của bạn không may bị suy thận sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Cơ bắp suy yếu có thể cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém.
  • Tiếng thổi ở tim mới có thể chỉ ra tiếng thổi sinh lý do thiếu máu hoặc tăng huyết áp (tuy nhiên, bệnh nhân ốm hoặc sốt cũng nên được đánh giá về viêm nội tâm mạc).
  • Tình trạng mất nước thường gặp ở bệnh thận mạn tính , thường là do chó không thể uống đủ nước để bù đắp cho lượng nước tiểu bị mất đi.
  • Chó trở nên buồn rầu, chán ăn do cảm giác ngon miệng giảm
  • Hơi thở có mùi khó chịu do các chất độc hại tích tụ trong máu.
  • Ói mửa và giảm cân. Niêm mạc nhợt nhạt (ví dụ lợi, khoang miệng) do giảm sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Miệng lở loét mùi hôi thối.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Chó đi ngoài lỏng phân, trong phân thi thoảng có lẫn máu.

4. Phương pháp chuẩn đoán suy thận ở chó

4.1 Chuẩn đoán qua xét nghiệm máu

Creatinine huyết thanh

 Nồng độ creatinin trong máu có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giống loài và kích thước cơ thể. Thông thường,nếu nồng độ creatinin lớn hơn các chỉ số tiêu chuẩn của chó thì rất có thể là một dấu hiệu ám chỉ thận đang bị giảm chức năng. Nếu bệnh suy thận ngày càng nghiêm trọng thì nồng độ creatinin trong ngày càng tăng.

Phương pháp chuẩn đoán suy thận ở chó

Cystatin C

Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ được tạo ra bởi tế bào có nhân, được lọc ở thân. Xét nghiệm này có giá trị tương đương xét nghiệm creatinin huyết tương và độ thanh thải của creatinin. Tăng Cystatin C thường xuất hiện sớm trước khi giảm mức lọc cầu thận hoặc tăng creatinin.

Xét nghiệm ure máu (BUN)

Ure máu được tạo ra từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm mà chó ăn. Ure được lọc qua cầu thận và khoảng 40% được tái hấp thu ở ống thận. Do đó trị số này hay phụ thuộc vào chế độ ăn (ăn nhiều protein thì xét nghiệm Ure sẽ tăng) vì vậy nó ít được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Khi chức năng thận của chó suy giảm, nồng độ BUN sẽ tăng.

Xem thêm: Chó đái bậy - nguyên nhân và cách trị 

4.2 Chuẩn đoán qua phân tích nước tiểu

Bác sĩ thú y có thể quan sát một mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi hoặc sử dụng que thử. Que thử là một mẫu giấy đã được tẩm lên đó các chất hóa học,Các dải chất hóa học sẽ thay đổi màu sắc khi có sự hiện diện của những bất thường trong nước tiểu ví dụ như số lượng protein quá nhiều, có máu, mủ, vi khuẩn và đường dư thừa trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu bao gồm các vấn đề như bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang hoặc sỏi thận.

4.3 Chuẩn đoán qua ảnh chụp X-quang, Hoặc siêu âm

Chụp X-quang cho chó

Kỹ thuật chụp ảnh này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh thận. Nó cũng có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về cấu trúc và sự hiện diện của các vật gây nghẽn dòng nước tiểu.

Siêu âm cho chó

Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để có được hình ảnh của thận của chó  Nó có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về kích thước hay vị trí của thận. Xét nghiệm này còn phát hiện được các vật gây tắc nghẽn dòng nước tiểu như sỏi hoặc khối u.

5. Cách điều trị bệnh suy thận ở chó

Chó bị suy thận giai đoạn 1

Ở giai đoạn này mức độ phục hồi tổn thương thận là khá khả quan. Tất cả các xét nghiệm cần thiết để xác định vị trí tổn thương được tiến hành kèm theo liệu trình truyền thuốc phù hợp. Tất cả các nguyên nhân gây bệnh suy thận cần được triệt tiêu hoàn toàn.

Chó bị suy thận giai đoạn 2

Duy trì các phác đồ điều trị của giai đoạn 1 kèm theo chế độ ăn kiêng cho chó được đưa ra nhằm kiểm soát lượng Phốt Pho dung nạp vào cơ thể. Kèm theo các biện pháp điều trị kiểm soát Protein và hạ huyết áp.

Chó bị suy thận giai đoạn 3

Đây là giai đoạn bệnh suy thận trở nên khá nghiêm trọng. Tùy vào tình hình thực tế các bác sĩ sẽ dề xuất một số phương án bắt buộc như phẫu thuật,cấy ghép thận. Rủi ro điều trị ở giai  đoạn này cũng khá cao nên bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nhé.

Một thông tin quan trọng cung cấp đến bạn rằng chế độ ăn của cho chó là một việc cưc kỳ quan trọng trong quá trình diều trị bênh suy thận. Bạn cần lưu ý những điểm quan trọng dưới đây:

  • Giảm nồng độ protein, phốt pho và natri

  • Tăng vitamin B, chất xơ và axit béo omega-3.

  • Chế độ ăn uống bổ sung thận theo khuyến cáo của bác sĩ  làm giảm nguy cơ khủng hoảng urê tới 72% ở chó.  Các lợi ích khác đi kèm là kéo dài thời gian sống thêm trung bình, tiến triển chậm hơn của bệnh suy thận và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tổng kết lại là bệnh suy thận là một căn bệnh sẽ hao tổn rất nhiều tiền bạc và tâm sức của bạn nếu không may chó của bạn mắc phải. Hãy chủ động phòng bênh bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo tư vấn của bác sĩ cũng như thiết lập một chế độ vận động thể dục phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho thú cưng của mình bạn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PET KUNG


Địa chỉ: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

Điện thoại: 0889.336.335

Email: [email protected]

Thời gian hoạt động: từ thứ 2- chủ nhật.
8h00- 18h00.

Liên hệ

"Trọn vẹn yêu thương"

Tận Tâm vì Khách Hàng, hết lòng vì Thú Cưng

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Trụ sở: Cuối hẻm 1806, Huỳnh Tấn Phát. TT Phú Xuân , Nhà Bè.

0889336335

© 2020 Petkung.vn. All Rights Reserved.